Bài 1 : Treo thẳng đứng một lò xo , đứng dưới lò xo được gắn một lò xo 50g thì lò xo đó chiều dài là 11 cm . Nếu treo quả nặng 100g thì chiều dài của lò xo là 11,5 cm .Tính chiều dài tự nhiên của lò xo ?
Bài 2 : Một lò xo có chiều dài tự nhiên là 8cm . Khi treo một quả nặng vào chiều dài của lò xo là 10,5cm .
a/ Tính độ biến dạng của lò xo ?
b/ Nếu treo thêm hai quả nặng giống nhau như trên thì chiieeuf dài của lò xo lúc này là bao nhiêu ?
Bài 3 : Một lò xo có chều dài tự nhiên là 10cm.Khi treo một quả nặng 100g vào thì chiều dài của lò xo là 12cm .
a/ Tính đọ biến dạng của lò xo ?
b/ Nếu thay quả nặng bằng vật nặng 300g thì chiều dài của lò xo lúc này là bao nhiêu ?
c/ Tính khối lượng vật nặng treo vào lò xo trên biết chiều dài của lò xo bây giờ là 15cm ?
Bài 4 : Một vật có thể tích 500 cm3 và có khối lượng riêng là 1200kg/m3 . Hãy tính khối lượng , trọng lượng , trọng lượng riêng của vật ?
Bài 5 : Một khúc gỗ có thể tích 30 dm3 và có khối lượng riêng là 800kg/m3 .
a) Hãy tính khối lượng khúc gỗ ?
b) Tính trọng lượng riêng của khúc gỗ ?
Bài 6 : Một quả cầu có khối lượng 0,78kg và thể tích là 0,0001m3.
a) Tính trọng lượng quả cầu ?
b) Tính khối lượng riêng , trọng lượng riêng của chất làm nên quả cầu ?
Bài 7 : Một quả cầu bằng kim loại có thể tích 50cm3, khối lượng là 135g .
a) Tính khối lượng riêng của quả cầu ?
b) Tính trọng lượng riêng của quả cầu ?
Bài 8 : Một bình có dung tích 1500cm3 đang chứa nước ở mức 1/3 thể tích bình . Khi thả chìm hòn đá vào bình , mực nước trong bình dâng lên 800cm3 .
a) Tìm thể của hòn đá ?
b) Biết khối lượng riêng của đá là 2600kg/m3 . Tính khối lượng hòn đá ?
Bài 9 : Hãy giải thích vì sao lên đường thoai thoải thì đỡ tốn sức hơn leo đường dốc ?
Bài 10: Tại sao đường ô tô qua đèo thường rất dài và ngoằn ngoèo ?
Bài 11; Một người đưa bao gạo có khối lượng 200kg lên sàn gỗ . Hỏi :
a) Đưa bao gạo lên theo phương thẳng đứng thì phải dùng một lực là bao nhiêu ?
b) Nếu người này dung mặt phẳng nghiêng thì phải dùng lực ít nhất là bao nhiêu ?
Bài 12 : Có 2 bình dung tích 2 lít và 5 lít . Em hãy tìm cách đong 1 lít nước ?
Bài 13 : Em hãy nghĩ cách kiểm tra xem một vật A có đúng khối lượng là 1g hay không ? Biết rằng trên bàn chỉ có 1 cân Rooberval và 3 quả cân loại 7g , 5g, 3g .
Bài 14 : Trong tay chỉ có hai loại bình 3 lít và 5 lít không có vạch chia đô . Làm thế nào để đong được 1 lít nước từ 2 loại bình nói trên ?
Đáp án:
bai 1: \({m_1} = 50g;{l_1} = 11cm;{m_2} = 100g;{l_2} = 11,5cm\)
vì độ dãn của lò xo tỉ lệ với khối lượng của vật =>
\({m_2} = 2{m_1} = > \Delta {l_2} = 2\Delta {l_1}\)
độ dãn lò xo:
\({l_2} – {l_1} = 11,5 – 11 = 0,5 = \Delta {l_1}\)
chiều dài ban đầu của lò xo:
\({l_0} = {l_1} – \Delta {l_1} = 11 – 0,5 = 10,5cm\)
bài 2:
\({l_0} = 8cm;{l_1} = 10,5cm\)
a> độ biến dạng lò xo:
\(\Delta {l_1} = {l_1} – {l_0} = 10,5 – 8 = 2,5cm\)
b> vì độ dãn của lò xo tỉ lệ với khối lượng => khối lượng tăng 3 lần dẫn đến độ dãn của lò xo lúc này:
\(\Delta {l_2} = 3\Delta {l_1} = 3.2,5 = 7,5cm\)
chiều dài lò xo lúc này:
\({l_2} = {l_0} + \Delta {l_2} = 8 + 7,5 = 15,5cm\)
bài 3:tương tự bài 3
bài 4: V=500cm3=5.10^-4m3; D=1200kg/m3;
khối lượng của vật:
ta có:
\(D = \frac{m}{V} = > m = D.V = {1200.5.10^{ – 4}} = 0,6kg\)
trọng lượng:
\(P = m.10 = 0,6.10 = 6N\)
Trọng lượng riêng:
\(d = \frac{P}{V} = \frac{6}{{{{5.10}^{ – 4}}}} = 12000(N/{m^3})\)
bài 5,6,7:tương tự bài 4
bài 8: V=1500cm3;
a>
thể tích nước có trong bình :
\({V_1} = \frac{1}{3}V = \frac{1}{3}.1500 = 500c{m^3}\)
thể tích của nước trong bình khi có đá :V3=800cm3
thể thích của hòn đá :
\({V_3} = {V_2} – {V_1} = 800 – 500 = 300c{m^3}\)
b>khối lượng :đổi V3
\(D = \frac{m}{V_3} = > m = D.{V_3} = {2600.3.10^{ – 4}} = 0,78kg\)