Bài 1: Trình bày phương pháp hóa học nhận biết các chất khí đựng trong các bình khí mất nhãn sau: butadien và butan
Bài 2: đốt cháy hoàn toàn 2,24 lít (đktc) hỗn hợp khí gồm : CH4, C2H4,C2H6,C3H8 thu được 6,16 gam CO2 và 4,14 gam H2O. Số mol C2H4 trong hỗn hợp trên là.
Bài 1:Nhận xét butadien(hay buta-1,3-dien) làm mất màu dd Br2,trong khi butan thì không
Dẫn hh trên qua bình đựng dd Br2 dư có đun nóng, khí nào làm mất màu dung dịch là butadien,còn lại là butan
CH2=CH-CH=CH2+2Br2->(t độ)CH2Br-CHBr-CHBr-CH2Br
Bài 2:nCO2=6,16/44=0.14(mol),nH2O=4.14/18=0.23(mol)
Gọi ct chung của CH4,C2H6,C3H8 là CnH2n+2 và đặt nó có x mol(do đều là đồng đẳng ankan)
nC2H4 là y mol
Ta có hệ sau:
x+y=2,24/22.4=0.1
nx+2y=0.14(1)(đây là bảo toàn nguyên tố C,nC=nCO2=n.nCnH2n+2+2nC2H4)
(n+1)x+2y=0.23<=>nx+2y+x=0.23(2)(Bảo toàn nguyên tố H,nH=2nH2O=4nC2H4+(2n+2)nCnH2n+2,do đó 2nC2H4+(n+1)nCnH2n+2=nH2O)
(2)-(1)=>x=0.23-0.14=0.09(mol)=>y=0.1-0.09=0.01(mol)
=>nC2H4=0.01(mol)
Bài 1:
Dẫn 2 khí qua nước brom dư. Butadien làm mất màu brom, butan thì không.
$C_4H_6+ 2Br_2 \to C_4H_6Br_4$
Bài 2:
$n_{hh}= 0,1 mol$
Coi hỗn hợp gồm $C_2H_4$ (a mol) và $C_nH_{2n+2}$ (b mol)
$n_{CO_2}= 0,14 mol$
=> $2a+ nb= 0,14$ (1)
$n_{H_2O}= 0,23 mol$
=> $2a+ nb+ b= 0,23$ (2)
(1)(2) => $b= 0,09$
$a+b= 0,1$
=> $a= n_{C_2H_4}= 0,01 mol$