Bài 1. Trong các trường hợp sau, trường hợp nào không có dòng điện chạy qua?
A. Một đũa thủy tinh khi cọ xát vào mảnh lụa. C. Một chiếc đồng hồ dùng pin đang chạy.
B. Một máy tính bỏ túi đang hoạt động. D. Một bóng đèn điện đang sáng.
Bài 2. Loại hạt nào dưới đây khi chuyển động có hƣớng thì không tạo thành dòng điện?
A. Các hạt mang điện tích dƣơng. C. Các hạt nhân của nguyên tử.
B. Các nguyên tử. D. Các hạt mang điện tích âm.
Bài 3. Hãy chọn đáp án đúng. Khi đèn pin đang sáng, dòng điện không chạy qua bộ phận nào?
A. Vỏ bóng B. Dây tóc bóng đèn
C. Dây dẫn nối bóng và pin D. Đui đèn
Bài 4. Nối hai quả cầu kim A và B bằng một dây dẫn bằng đồng nhƣ hình vẽ. Trƣờng hợp nào sau đây
không có dòng điện chạy qua dây dẫn?
A. A nhiễm điện dương, B không nhiễm điện.
B. A nhiễm điện dương, B nhiễm điện âm.
C. A nhiễm điện âm, B không nhiễm điện.
D. A và B đều không nhiễm điện.
Bài 5. Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về nguồn điện?
A. Nguồn điện có thể tạo ra và duy trì dòng điện chạy qua vật dùng điện.
B. Bất kì nguồn điện nào cũng có hai cực.
C. Pin là nguồn điện có thể cung cấp dòng điện đƣợc mãi mãi.
D. Có nhiều loại nguồn điện khác nhau nhƣ pin, acquy.
Bài 6. Đinamô ở xe đạp đóng vai trò là:
A. Vật chiếu sáng B. Vật tiêu thụ điện C. Vật dẫn điện D. Nguồn điện
Bài 7. Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống:
a) ……………. cung cấp dòng điện lâu dài để các dụng cụ dùng điện có thể hoạt động.
b) Mỗi nguồn điện có ………….. ; Cực ………… (kí hiệu dấu +) và cực …………… (kí hiệu -).
Bóng đèn điện chỉ có thể sáng khi có ………… chạy qua nó.
Bài 8. Một bóng đèn mắc vào mạch điện. Bóng đèn không cháy sáng. Điều nào kể sau là nguyên nhân?
Đánh dấu x vào những câu trả lời đúng?
a) Nguồn điện hết điện (hoặc bị hƣ).
b) Hai cực của nguồn điện nhiễm điện giống nhau.
c) Dây dẫn bị đứt.
d) Dây tóc bóng đèn bị đứt.
e) Chưa đóng công tắc của mạch.
f) Môi trường quá ẩm.
Bài 9. Dùng một viên pin nối với một bóng đèn pin nhỏ bằng dây dẫn thấy bóng đèn sáng. Hỏi bóng
đèn pin còn sáng không nếu ta đảo chiều hai cực của pin ?
Bài 10. Ở nhiều xe đạp có một bộ phận là nguồn điện (Đinamô) tạo ra dòng
điện để thắp sáng bóng đèn khi đi vào ban đêm. Em hãy quan sát và mô tả hình
dáng bộ phận này và cho biết khi nào thì bộ phận này mới hoạt động và thắp sáng bóng đèn?
1A
2C
3C
4D
5C
6D
7
a, Nguồn điện
b, 2 cực, dương, âm, dòng điện
8, Chọn a, c, d, e
9, Bóng đèn còn sáng do mạch vẫn kín, chỉ đổi chiều dòng điện
10, Khi ta đạp xe cung cấp năng lượng cho đinamô
Bài 1: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào không có dòng điện chạy qua?
A. Một đũa thủy tinh khi cọ xát vào mảnh lụa.
B. Một máy tính bỏ túi đang hoạt động.
C. Một chiếc đồng hồ dùng pin đang chạy.
D. Một bóng đèn điện đang sáng.
Bài 2: Loại hạt nào dưới đây khi chuyển động có hướng thì không tạo thành dòng điện?
A. Các hạt mang điện tích dương.
B. Các nguyên tử.
C. Các hạt nhân của nguyên tử.
D. Các hạt mang điện tích âm.
Bài 3: Hãy chọn đáp án đúng. Khi đèn pin đang sáng, dòng điện không chạy qua bộ phận nào?
A. Vỏ bóng.
B. Dây tóc bóng đèn.
C. Dây dẫn nối bóng và pin.
D. Đui đèn.
Bài 4: Nối hai quả cầu kim loại A và B bằng một dây dẫn bằng đồng nhƣ hình vẽ. Trường hợp nào sau đây không có dòng điện chạy qua dây dẫn?
A. A nhiễm điện dương, B không nhiễm điện.
B. A nhiễm điện dương, B nhiễm điện âm.
C. A nhiễm điện âm, B không nhiễm điện.
D. A và B đều không nhiễm điện.
Bài 5: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về nguồn điện?
A. Nguồn điện có thể tạo ra và duy trì dòng điện chạy qua vật dùng điện.
B. Bất kì nguồn điện nào cũng có hai cực.
C. Pin là nguồn điện có thể cung cấp dòng điện được mãi mãi.
D. Có nhiều loại nguồn điện khác nhau như pin, acquy.
Bài 6: Đinamô ở xe đạp đóng vai trò là:
A. Vật chiếu sáng
B. Vật tiêu thụ điện
C. Vật dẫn điện
D. Nguồn điện.
Bài 7:
a, Nguồn điện cung cấp dòng điện lâu dài để các dụng cụ dùng điện có thể hoạt động.
b, Mỗi nguồn điện có 2 cực; Cực dương(kí hiệu dấu+) và cực âm(kí hiệu dấu -). Bóng đèn chỉ có thể sáng khi có dòng điện chạy qua nó.
Bài 8: Một bóng đèn mắc vào mạch điện. Bóng đèn không cháy sáng. Điều nào kể sau là nguyên nhân?
Đánh dấu x vào những câu trả lời đúng?
a) Nguồn điện hết điện (hoặc bị hư).
b) Hai cực của nguồn điện nhiễm điện giống nhau.
c) Dây dẫn bị đứt.
d) Dây tóc bóng đèn bị đứt.
e) Chưa đóng công tắc của mạch.
f) Môi trường quá ẩm.
Bài 9:
Bóng đèn vẫn sáng vì mạch điện vẫn còn nguyên không bị đứt hay hỏng, chỉ là đổi chiều dòng điện mà thôi.
Bài 10:
Để nguồn điện này hoạt động thắp sáng đèn cần lấy núm xoay của nó tì sát vào bánh xe đạp khi đạp xe bánh xe cọ xát khiến núm này quay theo và tạo ra điện. Đồng thời phải đảm bảo dây nối tiwf đinamô tới bóng đèn không có chỗ hở.
Chúc bạn học tốt!