Bài 11: Một cục nước đá có thể tích 400 cm³ nổi trên mặt nước. Tính thể tích của phần nước đá nhô ra khỏi mặt nước. Biết khối lượng riêng của nước đá là 0,92 g/cm³
Bài 12: Thả một vật hình cầu có thể tích V vào dầu hỏa, thấy 1/2 thể tích của vật bị chìm trong dầu.
a. Tính khối lượng riêng của chất làm quả cầu. Biết khối lượng riêng của dầu là 800 kg/m³
b. Biết khối lượng của vật là 0,28 kg. Tìm lực đẩy Ac si met tác dụng lên vật
Đáp án:
Đổi $V = 400cm^3 = 0,0004m^3$
$D = 0,92g/cm^3 = 920kg/m^3$ nên $d = 9200N/m^3$
Trọng lượng khối đá là $P = 0,0004.9200 = 3,68N$
Khi vật nằm yên lặng thì $Fa = P = 3,68N$
Maf $Fa = dn.Vcc$ nên $Vcc = Fa/dn = 3,68/10000 = 0,000368m^3$
Vậy phần nước đá nhô lên là $0,0004 – 0,000368 = 0,000032m^3 = 32cm^3$
Bài 12
Trọng lượng vật: $P = dv.V$
Lực đẩy Ác si mét: $Fa = dn.1/2V = 8000.1/2V = 4000V$
Khi vật nằm yên lặng thì Fa = P nên dv.V = 4000V
Vậy trọng lượng riêng của quả cầu là $dv = 4000N/m^3$ hay khối lượng riêng quả cầu là $Dv = 400kg/m^3$
Khối lượng vật là m = 0,28kg nên trọng lượng của vật là P = 2,8N. Do đó, lực đẩy Ác si mét tác dụng lên vật là Fa = P = 2,8N
Giải thích các bước giải: