Bài 18: Hòa tan hoàn toàn 7,8g hỗn hợp Mg và Al bằng dd HCl vừa đủ thì thu được 0,8g H2 và dd A. a. Tính khối lượng muối thu được khi cô cạn dd A? b.

Bài 18: Hòa tan hoàn toàn 7,8g hỗn hợp Mg và Al bằng dd HCl vừa đủ thì thu được 0,8g H2 và dd A.
a. Tính khối lượng muối thu được khi cô cạn dd A?
b. Cho từ từ dd KOH 2M vào dd A. Tính thể tích dung dịch KOH tối thiểu cần dùng để thu được kết tủa cực đại?
Bài 19: Một dung dịch A chứa AlCl3 và FeCl3. Thêm dd NaOH vào 100ml dd A cho đến dư. Lọc lấy kết tủa, rửa sạch, sấy khô rồi nung đến khối lượng không đổi thu được 2g chất rắn. Mặt khác người ta phải dùng 40 ml dd AgNO3 2M để làm kết tủa hết ion Cl- có trong 50ml dd A. Tính nồng độ mol/l của dd A?

0 bình luận về “Bài 18: Hòa tan hoàn toàn 7,8g hỗn hợp Mg và Al bằng dd HCl vừa đủ thì thu được 0,8g H2 và dd A. a. Tính khối lượng muối thu được khi cô cạn dd A? b.”

  1. Đáp án:

     Bài 18: a) $36,2g$

    b) $0,4(l)$

    Bài 19: ${C_{M(FeC{l_3})}} = 0,25M;{C_{M(AlC{l_3})}} = 0,284M$

    Giải thích các bước giải:

     Bài 18: 

    a) ${n_{{H_2}}} = 0,4mol$

    Bảo toàn nguyên tố $H$: ${n_{HCl}} = 2{n_{{H_2}}} = 0,8mol$

    Bảo toàn khối lượng: ${m_{KL}} + {m_{HCl}} = {m_{muoi}} + {m_{{H_2}}}$

    $ \Rightarrow {m_{muoi}} = 7,8 + 36,5.0,8 – 0,8 = 36,2g$

    b) Để thu được kết tủa cực đại, lượng $KOH$ cho vào phản ứng vừa đủ với $AlC{l_3}$ trong dung dịch tạo kết tủa, tức là kết tủa không bị hòa tan.

    Bảo toàn điện tích: ${n_{O{H^ – }}} = 2{n_{M{g^{2 + }}}} + 3{n_{A{l^{3 + }}}} = {n_{C{l^ – }}} = {n_{HCl}} = 0,8mol$

    $ \Rightarrow {V_{ddKOH}} = \dfrac{n}{{{C_M}}} = \dfrac{{0,8}}{2} = 0,4(l)$

    Bài 19:

    Do $NaOH$ dư ⇒ kết tủa thu được chỉ gồm $Fe{(OH)_3}$

    ⇒ chất rắn sau khi nung là $F{e_2}{O_3}$

    $ \Rightarrow {n_{F{e_2}{O_3}}} = \dfrac{2}{{160}} = 0,0125mol$

    Bảo toàn nguyên tố $Fe$: ${n_{FeC{l_3}}} = 2{n_{F{e_2}{O_3}}} = 0,025mol$

    + 50 ml dung dịch A chứa 0,0125 mol $FeC{l_3}$ và $AlC{l_3}$

    Bảo toàn điện tích: ${n_{C{l^ – }}} = 3{n_{FeC{l_3}}} + 3{n_{AlC{l_3}}} = {n_{A{g^ + }}} = 0,08mol$

    $ \Rightarrow {n_{AlC{l_3}}} = \dfrac{{0,08 – 3.0,0125}}{3} = 0,0142mol$

    $ \Rightarrow {C_{M(FeC{l_3})}} = \dfrac{{0,025}}{{0,1}} = 0,25M;{C_{M(AlC{l_3})}} = \dfrac{{0,0142.2}}{{0,1}} = 0,284M$

    Bình luận

Viết một bình luận