Bài 2: Viết đoạn văn ngắn từ 7-9 câu, trình bày cảm nhận của em về 2 câu thơ cuối trong bài ca dao “Đứng bên ni đồng , ngó bên tê đồng , mênh mông bát

Bài 2: Viết đoạn văn ngắn từ 7-9 câu, trình bày cảm nhận của em về 2 câu thơ cuối trong bài ca dao “Đứng bên ni đồng , ngó bên tê đồng , mênh mông bát ngát , ”
(Ngữ văn 7 – SGK/38)
Bài 6: Viết đoạn văn ngắn từ 7-9 câu , trình bày cảm nhận của em về người chú trong bài ca dao ” cái cò lặn lội bờ ao ”
(Ngữ Văn 7 – SGK/51)

0 bình luận về “Bài 2: Viết đoạn văn ngắn từ 7-9 câu, trình bày cảm nhận của em về 2 câu thơ cuối trong bài ca dao “Đứng bên ni đồng , ngó bên tê đồng , mênh mông bát”

  1. 2,

    Nếu như hai câu trên của bài ca dao đã thể hiện được sự mênh mông bát ngát của thiên nhiên, của cánh đồng lúa. Từ đó, tác giả thể hiện được tình yêu thiên nhiên, tình yêu quê hương đất nước. Hai câu tiếp theo lại là câu ca dao có tính than thân “Thân em như chẽn lúa đòng đòng/Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai”. Mô típ mở đầu cho ca dao than thân đã gợi được cho người đọc hình ảnh của một cô gái xinh đẹp, đầy sức sống và đang ở độ tuổi đẹp nhất. Thế nhưng hình ảnh “phất phơ” vừa gợi vẻ đẹp duyên dáng của cô gái nhưng cũng gợi ra số phận bấp bênh của người con gái đẹp. Người đọc có thể hình dung được vẻ đẹp của cô gái, đồng thời cũng thấy được số phận bé nhỏ, vô định của cô gái trước cuộc đời rộng lớn, trước những sóng gió cuộc đời mà chẳng thể nào đoán định trước được.

    3,

    Trong bài ca dao, hình ảnh người chú được thể hiện ở những câu “Chú tôi hay tửu hay tăm/Hay nước chè đặc, hay nằm ngủ trưa/Ngày thì ước những ngày mưa/Đêm thì ước những đên thừa trống canh”. Hình ảnh người đàn ông trong xã hội phong kiến hiện lên với hình ảnh “hay tửu hay tăm, hay nước chè đặc, hay nằm ngủ trưa”. Đó là hình ảnh của một người đàn ông lười biếng, ham chơi, thích ngủ nướng, thích tận hưởng chơi bời với nước chè đặc và tám chuyện. Hai câu cuối đã thể hiện được sự lười biếng và đại lãn của người đàn ông đó. Ban ngày thì anh ta ước rằng mưa xuống để không phải đi làm, đêm đến thì ước những đêm thừa trống canh để được ngủ nhiều. Tóm lại, hình ảnh người chú trong bài ca dao này là hình ảnh của một người đàn ông lười biếng, làm khổ vợ con.

    Bình luận

Viết một bình luận