Bài 20: Khi một nghệ sỹ thổi sáo, muốn âm thanh phát ra lớn khi đó: A. Người nghệ sỹ phải thổi mạnh. B. Người nghệ sỹ phải thổi nhẹ và đều. C. Tay ngư

By Julia

Bài 20: Khi một nghệ sỹ thổi sáo, muốn âm thanh phát ra lớn khi đó:
A. Người nghệ sỹ phải thổi mạnh. B. Người nghệ sỹ phải thổi nhẹ và đều.
C. Tay người nghệ sỹ bấm các nốt phải đều. D. Tay phải bấm đóng tất cả các nốt trên sáo.
Bài 20: Nhận định nào sau đây sai:
A. Các chất rắn, lỏng và khí đều truyền được âm thanh.
B. Các chất rắn, lỏng khí và chân không đều truyền được âm thanh.
C. Chất rắn truyền âm tốt hơn chất lỏng và chất khí.
D. Chất lỏng truyền âm kém hơn chất rắn nhưng tốt hơn chất khí.
Bài 21: Ban đêm ta nghe rõ âm thanh vì:
A. Ban đêm không khí truyền âm tốt hơn ban ngày.
B. Ban đêm không khí loảng hơn ban ngày.
C. Ban đêm âm thanh thường phát ra to.
D. Ban đêm tần số của âm thanh lớn hơn.
Bài 22: Khi gõ vào một đầu ống kim loại dài, người đứng phía đầu kia ống nghe được 2 âm phát ra vì:
A. Ống kim loại luôn phát ra hai âm khác nhau và truyền đến tai ta.
B. Âm đầu được kim loại truyền đi, âm sau truyền trong không khí.
C. Âm đầu do kim loại phát ra, âm sau do không khí phát ra.
D. Âm đầu do kim loại phát ra, âm sau do vọng lại.
Bài 23: Ở trên các núi cao, khi gọi nhau khó nghe hơn ở chân núi vì:
A. Không khí ở trên cao lạnh, nên truyền âm kém hơn.

B. Ở trên cao nắng hơn nên âm thanh truyền đi kém hơn.
C. Không khía ở trên cao loảng hơn, nên truyền âm kém hơn.
D. Không khí loảng nên có sự hấp thụ bớt âm thanh.
Bài 24: Những vật sau đây phản xạ âm tốt:
A. Mặt tường gồ ghề. B. Tấm lụa trải phẳng.
C. Vài bông, nhung, gấm. D. Mặt kính, tường phẳng.
Bài 25: Những vật có khả năng hấp thụ âm tốt là những vật:
A. Phản xạ âm tốt. B. Truyền âm tốt. C. Mềm và phẳng. D.Phản xạ âm kém.
Bài 26: Những âm phản xạ bao giờ cũng:
A. Lớn hơn âm tới. B. Truyền ngược chiều âm tới.
C. Nhỏ hơn âm tới. D.Bằng một nửa âm tới.
Bài 27: Âm nào sau đây gây ô nhiễm tiếng ồn:
A. Tiếng hát của điễn viên trên sân khấu. B. Tiếng nô đùa của lớp mẫu giáo khi ra chơi.
C. Âm thanh phát ra trong phòng hoà nhạc. D. Tiếng rít của động cơ máy bay.
Bài 28: Tiếng ồn gây ra những tác động xấu:
A. Tăng huyết áp và nhịp thở của người. B. Tăng nhịp tim và nhịp thở.
C. Làm mệt mỏi và rối loạn thần kinh. D. Làm đau nhức và co giật các cơ.
Bài 29: Cửa sổ hai lớp kính có tác dụng:
A. Cách nhiệt, làm mát phòng ở. B. Cách âm chống ô nhiễm tiếng ồn.
C. Không cho âm truyền ra ngoài. D. Làm điều hoà nhiệt độ phòng ở.
Bài 30: Những nhà ở thường bị ô nhiễm tiếng ồn khi ở gần:
A. Đường ray xe lửa. B. Gần trường học. C. Gần cánh đồng. D. Gần các rặng cây.
Bài 31: Tiếng loa phát ra từ máy tăng âm, sẽ gây ô nhiễm tiếng ồn khi:
A. Khi tổ chức đám cưới. B. Khi mít tinh trong hội trường.
C. Khi mở to trong không gian chật. D. Mở lớn khi phát thanh trong xóm.
Bài 32: Gạch lỗ dùng xây nhà có tác dụng:
A. Nhẹ bức tường khi xây nhà cao tầng.
B. Cách âm, cách nhiệt và giảm trọng lượng nhà.
C. Điều hoà nhiệt độ phòng ở cho ngôi nhà.
D. Làm tăng độ liên kết, giảm vật liệu cho ngôi nhà.
Bài 33: Đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy có tác dụng:
A. Tăng thêm tự tin cho người đi xe.
B. Cách âm, cách nhiệt cho người đi xe.
C. Chống ô nhiễm tiếng ồn khi tham gia giao thông.
D. Đề phòng tai nạn giao thông.
Bài 34: Các cây xanh trong thành phố có tác dụng:
A. Trang trí đường phố, gây vui vẻ cho nhiều người khi qua lại.
B. Cách âm, cách nhiệt, làm vui mắt cho người khi qua lại.
C. Chống bụi, điều hoà không khí và chống ồn, làm đẹp cảnh quan.
D. Chống gió bão, và treo panô áp phích khi cần.
Bài 35: Khi âm truyền trong nước gặp vật chắn, khi đó:
A. Âm không có hiện tượng phản xạ. B.Âm không có thể truyền đi tiếp.
C. Không gây ra tiếng vang. D. Có hiện tượng phản xạ âm xẩy ra.

0 bình luận về “Bài 20: Khi một nghệ sỹ thổi sáo, muốn âm thanh phát ra lớn khi đó: A. Người nghệ sỹ phải thổi mạnh. B. Người nghệ sỹ phải thổi nhẹ và đều. C. Tay ngư”

Viết một bình luận