bài 22: số chẵn là số tự nhiên có chữ số tận cùng là 0; 2; 4; 6; 8; số lẻ là số tự nhiên có chữ số tận cùng là 1; 3; 5; 7; 9;. hai số chẵn( hoặc lẻ) liên tiếp thì hơn kém nhau 2 đơn vị
A: viết tập hợp C các số chẵn nhỏ hơn 10
b: viết tập hợp L các số lẻ lớn hơn 10 nhưng nhỏ hơn 20
c: viết tập hợp A ba số chẵn liên tiếp, trong đó số nhỏ nhất là 18
d: viết tập hợp B bốn số lẻ liên tiếp, trong đó số lớn nhất là 31
bài 24: cho A là tập hợp các số tự nhiên nhỏ hơn 10
B là tập hợp các số chẵn
N* là tập hợp các số tự nhiên khác 0
dùng kí hiệu ( chứa) để thể hiện quan hệ của mỗi tập hợp trên với tập hợp N các số tự nhiên
bài 23: tập hợp B các số tự nhiên lớn hơn 5 nhưng nhỏ hơn 6
giúp mình các bạn học giỏi
Đáp án:
bài 22:
a) Tập hợp C gồm các số chẵn nhỏ hơn 10 nên C={0;2;4;6;8}
b) Tập hợp L các số lẻ lớn hơn 10 nhưng nhỏ hơn 20 nên L={11;13;15;17;19}
c) Số chẵn liền sau số 18 là số 20. Số chẵn liền sau số 20 là số 22
Nên tập hợp A={18;20;22}
d) Tập hợp B bốn số lẻ liên tiếp, trong đó số lớn nhất là 31 nên B={25;27;29;31}
bài 23:
B={.∅.}
bài 24:
Tập hợp A={0;1;2;3;4;5;6;7;8;9}
Tập hợp B={0;2;4;6;8;10;12;14;...}
Tập hợp N∗={1;2;3;4;5;6;...}
Tập hợp các số tự nhiên N={0;1;2;3;4;5;6;...}
Nhận thấy mọi phần tử của tập hợp A,B,N∗A,B,N∗ đều thuộc tập hợp NN.
Do đó: A⊂N;B⊂N;N∗⊂N.
giải hết luôn đó