Bài 24, 25 sgk sử 8: khái quát tiến trình Pháp xâm lược VIệt Nam theo các tiêu chí: tên các mặt trận, tên các bản hiệp ước, thái độ triều đình qua các mặt trận, tên các phong trào đấu tranh tiêu biểu.
Bài 29, 30 sgk sử 8: Tính kế thừa của phong trào công nhân Việt Nam, so sánh công nhân VN với công nhân thế giới.
Bài học rút ra từ phong trào yêu nước cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20
m.n giúp mình ạ, làm câu nào cx đc, làm hết càng tốt ạ
I.Quá trình xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp.
1. Chiến sự ở Đà Nẵng năm 1858
– 1/9/1858, liên quân Pháp – Tây Ban Nha tấn công Đà Nẵng với kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh”.
– Trước tình thần chiến đấu của quân và dân ta, quân Pháp – Tây Ban Nha bị cầm chân suốt 5 tháng trên bán đảo Sơn Trà.
→Kế hoạch đánh nhanh, thắng nhanh của Pháp bước đầu thất bại.
2. Thưc dân Pháp tấn công Gia Định
– 17/2/1859, Pháp đánh thành Gia Định, quân triều đình nhanh chóng tan rã nhưng trước tinh thần chiến đấu của nhân dân ta
-> Kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh bị thất bại hoàn toàn →Pháp chuyển sang kế hoạch đánh lâu dài, chinh phục từng gói nhỏ.
– Đầu năm 1860, nước Pháp gặp nhiều khó khăn ở chiến trường Trung Quốc và Italia-> Dừng các cuộc tấn công, lực lượng địch ở Gia Định rất mỏng.
3. Pháp đánh chiếm miền Đông Nam kì. Hiệp ước 5-6-1862.
– 23/2/1861, Pháp tấn công và chiếm Đại Đồn Chí Hoà-Đại đồn phòng thủ lớn nhất Đông Nam Á của triều Nguyễn.
– Tiếp đó Pháp chiếm luôn Định Tường (12/4/1861), Biên Hoà (18/12/1861),Vĩnh Long(23/3/1862).
-Tuy nhiên chúng không thể kiểm soát (bình định) các vùng đã chiếm đóng do vấp phải phong trào đấu tranh của quần chúng nhân dân.
– 5/6/1862, triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất, nhượng hẳn cho Pháp ba tỉnh miền Đông Nam Kì.
4. thực dân Pháp đánh chiếm 3 tỉnh miền Tây Nam Kì.
– Sau khi xâm chiếm Campuchia (1863), Pháp yêu cầu triều đình giao nốt cho chúng ba
tỉnh miền Tây
– Lợi dụng sự bạc nhược của triều đình, 20/6/1867, Pháp dàn trận trước thành Vĩnh Long, Phan Thanh Giản nộp thành.
– Từ 20 đến 24/6/1867, Pháp chiếm ba tỉnh miền Tây Nam Kì ( Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên) không tốn một viên đạn.
5. Pháp tiến đánh Bắc Kì.
a. Thực dân Pháp tiến đánh Bắc Kì lần thứ nhất (1873).
– Sau khi thiết lập bộ máy cai trị ở Nam Kì, Pháp ráo riết chuẩn bị đánh chiếm Bắc Kì.
+ Cho gián điệp do thám tình hình miền Bắc.
+ Tổ chức các đạo quân nội ứng.
– Lợi dụng việc triều đình Huế nhờ đem tàu ra vùng biển Hạ Long , Pháp dựng lên vụ “Đuypuy” ở Hà Nội. Lấy cớ giải quyết vụ Đuypuy để đem quân ra Bắc.
– Ngày 20/11/1873, Pháp nổ súng tấn công thành Hà Nội
– 7000 quân triều đình , dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương cố gắng cản giặc nhưng thất bại .
-> Thành mất , Nguyễn Tri Phương bị thương rồi nhịn ăn mà chết .
-> Chưa đầy 1 tháng Pháp mở rộng đánh chiếm các tỉnh đồng bằng sông Hồng .
– Ngày 21/12/1873, quân ta phục kích địch ở Cầu Giấy, Gácniê tử trận.
→ Chiến thắng Cầu Giấy khiến quân Pháp hoang mang , còn quân ta phấn khởi , càng hăng hái đán giặc .
→kế hoạch đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất của thực dân Pháp thất bại.
– Ngày 15/3/1874 triều đình ký với thực dân Pháp điều ước Giáp Tuất, 6 tỉnh Nam Kì chính thức thuộc Pháp.
b. Thực dân Pháp tiến đánh bắc Kì lần thứ hai (1882-1883). Thực dân Pháp tấn công cửa biển Thuận An.
– Bối cảnh: Kinh tế TBCN ở Pháp ngày càng phát triển.
-Năm 1882, lấy cớ triều đình Huế vi phạm Hiệp ước 1874, tiếp tục giao thiệp với nhà Thanh , mà ko hỏi ý kiến của Pháp :
+ 3/4/1882, quân Pháp , do viên đại tá Ri-vi-e chỉ huy đổ bộ lên Hà Nội.
+ 25/4/1882, Ko đợi trả lời , quân Pháp nổ súng tấn công , quân ta anh dũng chống trả , cầm cự được gần 1 buổi sáng . Đến trưa , thành mất . Hoàng Diệu thắt cổ tự tử . Pháp chiếm đóng thành Hà Nội.
+ 3/1883, quân Pháp nhanh chóng chiếm mỏ than Hòn Gai, Quảng Yên, Nam Định..
+19/05/1883, thất bại của Pháp trong trận Cầu Giấy lần hai khiến tướng Rivie tử trận và nhiều sĩ quan và lính Pháp bị giết .
→ Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ hai làm cho quân Pháp thêm hoang mang dao động .
– Chúng định bỏ chạy nhưng triều đình nhà Nguyễn lại chủ trương thương lượng với Pháp hi vọng chúng sẽ rút quân như năm 1873 . Song tình hình đã khác lúc trước , sau khi có thêm viện binh , cuối tháng 7-1883 , nhân cơ hội vua Tự Đức qua đời , nội bộ triều đình lục đục , chủ nghĩa tư bản Pháp phát triển , Pháp quyết định tấn công thẳng vào Thuận An .
– 20/8/1883 , Pháp đổ bộ vào cửa Thuận An . Triều đình xin hốt hoảng đình chiến .
– 25/8/1883, nhà Nguyễn phải kí Hiệp ước Hácmăng với Pháp→quá trình xâm lược của thực dân Pháp về cơ bản được hoàn thành.
-6/6/1884, Pháp kí với triều đình hiệp ước Patonot→ chính thức áp đặt nền bảo hộ trên toàn bộ nước Việt Nam.
II.Phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta từ năm 1858 đến 1884.
1. Khi Pháp đánh chiếm Đà Nẵng
-Nhân dân ta chiến đấu anh dũng, thực hiện kế hoạch “vườn không nhà trống”, giam chân địch 5 tháng trên bán đảo Sơn Trà→kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của Pháp bước đầu thất bại.
2. Khi Pháp đánh chiếm Gia Định và các tỉnh miền Đông Nam Kì
-Phong trào đấu tranh của nhân dân làm cho Pháp gặp khó khăn, mất 1 tuần thực dân Pháp mới từ Cần Giờ về Gia Định.
-Khi Pháp đánh thành GĐ, các đội dân binh.
chiến đấu ngoan cường→Pháp phải phá kho tàng rút xuống tàu chiến.
-Thành mất, các đội dân binh chiến đấu ngoan cường, nhân dân tự tay đốt nhà tạo thành các bức tường lửa bao vây địch lảm cho Pháp gặp nhiều khó khăn.
-Pháp chiếm 3 tỉnh miền Đông Nam Kì, cuộc kháng chiến của nhân dân ta pjats triển mạnh mẽ. các toán nghĩa binh: Trương Định, Trần Thiện Chính, Lê Huy….chiến đấu anh dũng lập nhiều chiến công.
-Sau hiệp ước Nhâm Tuất (1862), tuy triều đình thẳng tay đàn áp nhưng nhân dân 3 tỉnh miền Đông vẫn quyết tâm kháng chiến. Tiêu biểu nhất là khởi nghĩa Trương Định.
-Phong trào tị địa diễn ra sôi nổi khiến Pháp gặp nhiều khó khăn.
3. Nhân dân 3 tỉnh miền Tây chống Pháp
-Phong trào kháng chiến của nhân dân lên cao dưới nhiều hình thức: bất hợp tác, khởi nghĩa vũ trang, liên minh với Camphuchia…
-Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu: trương quyền, Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Hữu Huân…..
4. Phong trào kháng chiến ở Bắc Kì trong những năm 1873-1874
-Khi Pháp đặt chân lên HN, nhân dân bất hợp tác với địch.
-Khi thành HN bị chiếm, các văn thân sĩ phu lập nghĩa hội bí mật tổ chức chống Pháp.
-Tại các tỉnh lân cận HN, nhân dân kháng cự quyết liệt.
-Tiêu biểu nhất là chiến thắng Cầu Giấy (21/12/1873)→quân Pháp hoang mang, tìm cách thương lượng, khích lệ tinh thần chiến đấu của nhân dân.
5. Phong trào kháng chiến của nhân dân trong những năm 1882-1884.
-Ngay khi đặt chân lên HN lần hai, quân Pháp đã vấp phải tinh thần quyết chiến của quân và dân ta.
-19/5/1883, quân Cờ Đen của Lưu Vĩnh Phúc và quân của Hoàng Tá Viêm đã lập nên chiến thắng Cầu Giấy lần thứ hai.
-Sau hai hiệp ước 1883 và 1884, phong trào phản đối hiệp ước của nhân dân lên cao.