bài 5 TH pân tích tháp dân sô năm 1989 và 1999

bài 5 TH pân tích tháp dân sô năm 1989 và 1999

0 bình luận về “bài 5 TH pân tích tháp dân sô năm 1989 và 1999”

  1. Nhận xét:

    * Về hình dạng :

    -Giống nhau: Cả hai tháp dân số đều có đáy rộng và đỉnh nhọn, đặc trưng của cấu trúc dân số trẻ

    – Khác nhau:

    + Phần chân của đáy tháp dân số năm 1999 thu hẹp ở nhóm tuổi 0 – 14 tuổi, cho thấy tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên đã giảm.

    + Phần thân và đỉnh của tháp dân số năm 1999 mở rộng hơn so với năm 1979, cho thấy dân số có xu hướng già hóa.

    * Về cơ cấu dân số theo độ tuổi:

    – Giống nhau: Đều có cơ cấu dân số trẻ, tỉ lệ dân số dưới và trong độ tuổi lao động cao, tỉ lệ dân số trên độ tuổi lao động thấp.

    – Khác nhau: So với tháp dân số năm 1989, tháp dân số nắm 1999 có tỉ lệ dân số trong độ tuổi lao động và trên lao động nhiều hơn, tỉ lệ dân số dưới độ tuổi lao động ít hơn.

    + Nhóm tuổi 0 – 14 tuổi: năm 1989 là 39% và 1999 là 33,5%.

    + Nhóm tuổi 14 – 59: năm 1989 chiếm 53,8% và 1999 chiếm 58,4%.

    + Nhóm tuổi trên 59: năm 1989 chiếm 7,2 %, năm 1999 là 8,1%.

    * Về tỉ lệ dân số phụ thuộc:

    – Giống nhau: Cả hai tháp dân số đều có tỉ lệ dân số phụ thuộc lớn (ở tháp dân số năm 1989 là 46,2%, ở tháp dân số năm 1999 là 41,6%).

    – Khác nhau:

    + Tỉ lệ dân số phụ thuộc ở tháp dân số 1999 ít hơn ở tháp dân số 1989.

    + Năm 1989 có tỉ lệ dân số phụ thuộc cao với 46,2% và năm 1999 là 41,6%.

    Bình luận
  2. bài 1 Nhận xét:

    * Về hình dạng :

    -Giống nhau: Cả hai tháp dân số đều có đáy rộng và đỉnh nhọn, đặc trưng của cấu trúc dân số trẻ

    – Khác nhau:

    + Phần chân của đáy tháp dân số năm 1999 thu hẹp ở nhóm tuổi 0 – 14 tuổi, cho thấy tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên đã giảm.

    + Phần thân và đỉnh của tháp dân số năm 1999 mở rộng hơn so với năm 1979, cho thấy dân số có xu hướng già hóa.

    * Về cơ cấu dân số theo độ tuổi:

    – Giống nhau: Đều có cơ cấu dân số trẻ, tỉ lệ dân số dưới và trong độ tuổi lao động cao, tỉ lệ dân số trên độ tuổi lao động thấp.

    – Khác nhau: So với tháp dân số năm 1989, tháp dân số nắm 1999 có tỉ lệ dân số trong độ tuổi lao động và trên lao động nhiều hơn, tỉ lệ dân số dưới độ tuổi lao động ít hơn.

    + Nhóm tuổi 0 – 14 tuổi: năm 1989 là 39% và 1999 là 33,5%.

    + Nhóm tuổi 14 – 59: năm 1989 chiếm 53,8% và 1999 chiếm 58,4%.

    + Nhóm tuổi trên 59: năm 1989 chiếm 7,2 %, năm 1999 là 8,1%.

    * Về tỉ lệ dân số phụ thuộc:

    – Giống nhau: Cả hai tháp dân số đều có tỉ lệ dân số phụ thuộc lớn (ở tháp dân số năm 1989 là 46,2%, ở tháp dân số năm 1999 là 41,6%).

    – Khác nhau:

    + Tỉ lệ dân số phụ thuộc ở tháp dân số 1999 ít hơn ở tháp dân số 1989.

    + Năm 1989 có tỉ lệ dân số phụ thuộc cao với 46,2% và năm 1999 là 41,6%.

    Bài 2:

    Sự thay đổi của cơ cấu dân số theo độ tuổi ở nước ta:

    – Nhóm tuổi 0 -14: có xu hướng giảm dần tỉ trọng, từ 39% (1989) xuống còn 33,5% (1999).

    – Nhóm tuổi 14 – 59: có xu hướng tăng lên, từ 53,8% (1989) lên 58,4% (1999).

    – Nhóm trên 59 tuổi cũng tăng dần tỉ trọng từ 7,2% (1989) lên 8,1% (1999).

    – Tỉ lệ dân số phụ thuộc cũng giảm từ 46,2% (1989) xuống 41,6% (1999).

    ⟹ Cho thấy cơ cấu dân số nước ta đang có xu hướng già hóa.

    * Nguyên nhân:

    – Đây là kết quả của chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình của nước ta trong giai đoạn này (tuyên truyền giáo dục, sử dụng các biện pháp tránh thai an toàn, mỗi gia đình chỉ có từ 1 – 2 con…).

    – Hòa bình lập lại, kinh tế phát triển, đời sống tốt hơn nên trình độ người dân được nâng cao.

    – Y tế phát triển, chế độ phúc lợi xã hội tốt hơn đã nâng cao tuổi thọ của dân cư.

    Bài 3:

    Thuận lợi:

    – Dân số trẻ, mang lại lực lượng lao động đông đảo cho các ngành kinh tế, đặc biệt là những ngành đòi hỏi nhiều nhân công trẻ, khỏe và có trình độ, khả năng tiếp thu nhanh.

    – Thu hút đầu tư nước ngoài (nguồn nhân công rẻ, dồi dào).

    – Là thị trường tiêu thụ lớn mạnh trong nước, thúc đẩy sản xuất phát triển.

    * Khó khăn:

    – Tỉ lệ dân số phụ thuộc vẫn còn cao (41,6%).

    – Gây sức ép về vấn đề y tế, giáo dục, nhà ở…cho công dân trong tương lai.

    – Vấn đề giải quyết việc làm trở nên gay gắt.

    – Ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên.

    * Biện pháp để từng bước khắc phục những khó khăn:

    – Tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động kế hoạch hóa gia đình, nâng cao ý thức về chính sách dân số trong cộng đồng dân cư nhằm giảm tỉ lệ sinh, giảm tốc độ tăng dân số.

    – Phân bố lại dân cư và lao động trên phạm vi cả nước, đẩy maanhj chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm tạo việc làm và thu nhập, cải thiện mức sống dân cư.

    – Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, đa dạng hóa các hình thức giáo dục dân số

    Bình luận

Viết một bình luận