Bài 6: Văn hóa cổ đại 1
. Các dân tộc phương Đông thời cổ đại đã có những thành tựu văn hóa gì?
HS đọc đoạn sau và trả lời câu hỏi:
“Người phương Đông đã sáng tạo ra lịch, chia một năm ra 12 tháng, mỗi tháng có khoảng 29 đến 30 ngày. Họ còn biết làm đồng hồ đo thời gian. Người phương Đông cổ đại đều dùng chữ tượng hình mô phỏng vật thật để nói lên ý nghĩ của con người. Những chữ này được viết trên giấy Pa-pi-rút, trên mai rùa, trên thẻ tre hoặc trên các phiến đất sét ướt rồi đem nung khô. Trong lĩnh vực toán học, người Ai Cập cổ đại nghĩ ra phép đếm đến 10 và rất giỏi về hình học. Họ tính được số pi bằng 3,16. Còn Lưỡng Hà giỏi về số học. Các dân tộc phương Đông đã xây dựng nên những công trình kiến trúc đồ sộ. Những kim tự tháp cổ ở Ai Cập, thành Ba-bi-lon ở Lưỡng Hà… mãi mãi là kì quan thế giới chiêm ngưỡng và thán phục”
. Câu hỏi:
– Các quốc gia cổ đại phương Đông đã sáng tạo ra lịch và dùng lịch nào?
– Họ đã dùng chữ gì? Loại chữ này được viết trên đâu?
– Về toán học họ đã tìm ra số pi bằng bao nhiêu?
– Hãy kể tên các công trình kiến trúc đồ sộ của các quốc gia cổ đại phương Đông được người sau vô cùng thán phục?
2. Người Hi Lạp và Rô-ma đã có những đóng góp gì về văn hóa?
HS đọc đoạn sau và trả lời câu hỏi: “ Người Hi Lạp và Rô-ma đã biết làm lịch dựa theo sự di chuyển của Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời. Họ tính được một năm có 365 ngày 6 giờ, chia thành 12 tháng. Đó là Dương lịch. Người Hi Lạp và Rô-ma đã sáng tạo ra chữ cái a,b,c, ban đầu là 20 chữ, sau là 26 chữ mà ngày nay chúng ta vẫn đang dùng. Những hiểu biết của người Hi Lạp và Rô-ma cũng đạt tới một trình độ khá cao trong nhiều lĩnh vực khoa học như số học, hình học, thiên văn học, vật lí, triết học, sử học, địa lí… Trong mỗi lĩnh vực đều có những nhà khoa học nổi danh. Nền văn học Hi Lạp được cả thế giới biết đến với những bộ sử thi nổi tiếng I-li-át, Ôđi-xê của Hô-me, những vở kịch thơ độc đáo Ô-re-xti của Et-sin… Trên đất nước Hi Lạp và Rô-ma ngày nay còn bảo tồn nhiều di tích, kiến trúc và điêu khắc thời cổ đại, như đền Pác-tê-nông trên đồi A-crô-pôn ở Ai-ten, đấu trường Cô-li-dê ở Rô- ma, tượng lực sĩ ném đĩa, tượng thần vệ nữ ở Mi-lô… Đó là những kiệt tác khiến người đời sau vô cùng thán phục”.
Câu hỏi:
– Thành tựu văn hóa đầu tiên của ngườ Hi Lạp và Rô- ma là gì? – Họ sử dụng chữ viết nào?
– Người Hi Lạp và Rô-ma đã đạt được những thành tựu gì về khoa học? – Văn học cổ đại Hi Lạp phát triển như thế nào?
– Hãy kể tên những kiến trúc và điêu khắc thời cổ đại? Những thành tựu đó nó có ý nghĩa như thế nào?
1.
– Thiên văn: Sáng tạo ra lịch, chia một năm ra 12 tháng, mỗi tháng có khoảng 29 đến 30 ngày. Họ còn biết làm đồng hồ đo thời gian.
– Chữ viết: Dùng chữ tượng hình mô phỏng vật thật để nói lên ý nghĩ của con người. Những chữ này được viết trên giấy Pa-pi-rút, trên mai rùa, trên thẻ tre hoặc trên các phiến đất sét ướt rồi đem nung khô.
– Toán học:
+ Người Ai Cập cổ đại đã nghĩ ra phép đếm đến 10 và rất giỏi về hình học. Họ đã tính được số pi bằng 3,16.
+ Còn người Lưỡng Hà lại giỏi về số học.
+ Các chữ số ta đang dùng ngày nay, kể cả số 0, là thành tựu lớn do người Ấn Độ cổ xưa sáng tạo nên.
– Kiến trúc: Các dân tộc phương Đông đã xây dựng nên những công trình kiến trúc đồ sộ. Những kim tự tháp cổ ở Ai Cập, thành Ba-bi-lon ở Lưỡng Hà… mãi mãi là những kì quan để cả thế giới chiêm ngưỡng và thán phục.
2.
– Lịch: Người Hi Lạp và Rô-ma đã biết làm lịch dựa theo sự di chuyển của Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời. Họ tính được một năm có 365 ngày 6 giờ, chia thành 12 tháng. Đó là Dương lịch.
– Chữ viết: Người Hi Lạp và Rô-ma đã sáng tạo ra hệ chữ cái a,b,c, ban đầu gồm 20 chữ, sau là 26 chữ mà ngày nay chúng ta vẫn đang dùng.
– Các ngành khoa học cơ bản:
+ Những hiểu biết của người Hi Lạp và Rô-ma cũng đạt tới một trình độ khá cao trong nhiều lĩnh vực khoa học như số học, hình học, thiên văn, vật lí, triết học, sử học, địa lí,…
+ Trong mỗi lĩnh vực đều có những nhà khoa học nổi danh, như Ta-lét, Pi-ta-go, ơ-cơ-lít trong toán học, Ác-si-mét trong vật lí học, Pla-tôn, A-ri-xtốt trong triết học, Hê-rô-đốt, Tu-xi-đít trong sử học, Stơ-ra-bôn trong địa lí v.v… Họ là những người đặt nền móng cho nhiều ngành khoa học sau này.
– Văn học: Nền văn học Hi Lạp được cả thế giới biết đến với những bộ sử thi nổi tiếng I-li-at, Ô-đi-xê của Hô-me, những vở kịch thơ độc đáo Ô-re-xti của Et-sin, ơ-đíp làm vua của Xô-phô-clơ,…
– Kiến trúc, điêu khắc:
Trên đất nước Hi Lạp và Rô-ma ngày nay còn bảo tồn nhiều di tích kiến trúc và điêu khắc của thời cổ đại, như đền Pác-tê-nông trên đồi A-crô-pôn ở A-ten, đấu trường Cô-li-dê ở Rô-ma, tượng lực sĩ ném đĩa, tượng thần Vệ nữ ở Mi-lô… Đó là những kiệt tác khiến người đời sau vô cùng thán phục.
phần 1
quốc ga cổ đại phương đông đã tạo ra và dùng Nông Lịch
Họ dùng chữ Tượng hình viết trên giấy Pa-pi-rút, trên mai rùa, trên thẻ tre hoặc trên các phiến đất sét ướt rồi đem nung khô
Họ tính được số pi bằng 3,16
phafn2
các thành tựu đàu tiên
Thiên văn học: sáng tạo ra lịch (Dương lịch), tính được 1 năm có 365 ngày 6 giờ, chia thành 12 tháng.
họ dùng chữ la ting
– Các lĩnh vực khoa học : đạt được nhiều thành tựu trong các lĩnh vực toán học, thiên văn, vật lí, triết học, lịch sử, địa lí,… với những nhà khoa học nổi tiếng như Ta-let, Pi-ta-go, Ơ-cơ-lít, …
– Văn học: có những bộ sử thi nổi tiếng như I-li-at, Ô-đi-xê của Hô-me, những vở kịch thơ độc đáo Ô-re-xti của Et-sin…
– Kiến trúc, điêu khắc: các công trình kiến trúc và điêu khắc như đền Pác-tê-nông ở A-ten, tượng thần Vệ nữ ở Mi-lô,…