Bài 8: Điểm kiểm tra 1 tiết môn Toán lớp 7B được ghi lại như :
Giá trị (x) 3 4 m 7 9 10
Tần số (n) 5 7 12 8 5 3 N = 40
a.Biết số trung bình cộng là 5,85. Tìm m?
b.Với m vừa tìm được, hãy viết lại bảng thu thập số liệu ban đầu?
Bài 9: Điểm kiểm tra miệng môn Toán HKII của bạn Đông là 8 điểm. Điểm kiểm tra 15 phút lần lượt là 6; 7; 9
điểm. Điểm kiểm tra 1 tiết lần lượt là 7; 8; 9 điểm, điểm kiểm tra học kỳ 8,3. Biết điểm miệng và 15 phút tính hệ số 1
điểm 1 tiết tính hệ số 2; điểm kiểm tra học kỳ tính hệ số 3.
Hỏi: Điểm trung bình môn Toán HKII của bạn Đông là bao nhiêu? ( làm tròn đến chữ số thập phân thứ nhất)
Bài 10:Thời gian làm một bài tập toán(tính bằng phút) của 30 h/s lớp 7 được ghi lại như sau:
10 5 8 8 9 7 8 9 14 8
5 7 8 10 9 8 10 7 14 8
9 8 9 9 9 9 10 5 5 14
a) Dấu hiệu ở đây là gì
b) Lập bảng tần số và nhận xét
c) Có bao nhiêu giá trị, bao nhiêu giá trị khác nhau?
Đó là những giá trị nào?
d) Tính số trung bình cộng và
tìm Mốt của dấu hiệu.
Bài 11: Đo chiều cao của hs K7 ở một trường THCS ( đơn vị đo: cm) và được ghi trong bảng sau:
Chiều cao (x) 115 125 135 145 1155 170
Tần số (n) 32 a 68 87 58 30 N = 330
a) Tìm a
b) Tính số trung bình cộng ( làm tròn đến hàng đơn vị)
Bài 12: Đà Lạt là thành phố nghỉ mát của Việt Nam. Nhiệt độ trung bình hàng tháng ( đo bằng độ C) trong một nămcủa Tp Đà Lạt được ghi lại trong bảng sau:
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Nhiệt độ 16 17 18 19 19 19 19 18 18 18 17 16
a) Nhiệt độ cao nhất và thấp nhất là bao nhiêu?
b) Số tháng có nhiệt độ dưới 180C chiếm tỉ lệ bao nhiêu phần trăm?
Giải thích các bước giải:
Bài 8:
a. $\overline X = \frac{3.5+4.7+m.12+7.8+9.5+10.3}{40}$
Thế $\overline X = 5,85$, ta có:
$5,85 = \frac{3.5+4.7+m.12+7.8+9.5+10.3}{40}$
$5,85 = \frac{15+28+12m+56+45+30}{40}$
$5,85.40= 15+28+12m+56+45+30$
$234= 174 + 12m$
$234 – 174= 12m$
$60= 12m$
$m = \frac{60}{12}$
$m = 5$
Vậy $m = 5$
b. Bảng như ở dưới đây:
3 4 3 9 10 4 7 3 10 9
5 3 5 4 5 7 5 4 7 9
9 3 4 5 7 5 7 5 5 9
10 4 5 5 4 7 5 5 7 7
Bài 9:
Điểm trung bình môn Toán HKII của bạn là:
$\frac{8+6+7+9+7.2+8.2+9.2+8,3.3}{1+1+1+1+6+3}$ = $\frac{102,9}{13}$ ≈ 7,9
Bài 10:
a) Dấu hiệu ở đây là thời gian làm một bài tập toán của mỗi học sinh lớp 7
b) – Bảng tần số:
Giá trị (x) 5 7 8 9 10 14
Tần số (n) 4 3 8 7 3 3 N = 30
Tích (x . n) 20 21 64 63 30 42 Tổng : 240
– Nhận xét:
+ Có 3 học sinh làm bài chậm nhất
+ Có 5 học sinh làm bài nhanh nhất
+ Đa số các học sinh làm một bài tập toán trong khoảng 8 – 9 phút
c) – Có 30 giá trị
– Có 6 giá trị khác nhau. Đó là những giá trị là: 5; 7; 8; 9; 10; 14
d) – Số trung bình cộng là:
$\overline X = \frac{5.4+7.3+8.8+9.7+10.3+14.3}{30} = \frac{240}{30} = 8$
– Mốt của dấu hiệu là: $M_{0} = 8$
Bài 11, 12 làm tương tự nhá