Bài 9 : trình bày dữ liệu bằng biểu đồ .Tin học 7
trình bằng mục 3 ( tạo biểu đồ ) dưới dạng sơ đồ tư duy .
Cảm ơn mọi người đã đọc câu hỏi của mình
Mong các bạn giúp mình, mình xin cảm ơn trước.
Bài 9 : trình bày dữ liệu bằng biểu đồ .Tin học 7
trình bằng mục 3 ( tạo biểu đồ ) dưới dạng sơ đồ tư duy .
Cảm ơn mọi người đã đọc câu hỏi của mình
Mong các bạn giúp mình, mình xin cảm ơn trước.
cần làm
• Nội dung chính
– Ý nghĩa và ưu điểm của việc trình bày dữ liệu bằng biểu đồ
– Tạo biểu đồ để minh họa dữ liệu
1. Minh họa dữ liệu bằng biểu đồ
– Khái niệm biểu đồ: là cách biểu diễn dữ liệu một cách trực quan bằng các đối tượng đồ họa( các cột, đoạn thẳng)
– Ưu điểm:
+ Tóm tắt các dữ liệu trên trang tính giúp dễ so sánh dữ liệu và dự đoán sự tăng giảm của dữ liệu trong thời gian tới.
+ Gây ấn tượng và dễ hiểu cho người đọc
+ Tự động cập nhật thay đổi
+ Bao gồm nhiều biểu đồ phong phú.
2. Một số dạng biểu đồ thông thường
• Biểu đồ cột: thích hợp để so sánh dữ liệu có trong nhiều cột
• Biểu đồ đường gấp khúc: so sánh dữ liệu và so sánh xu thế tăng giảm của dữ liệu
• Biểu đồ hình tròn: thích hợp để mô tả tỉ lệ của các giá trị dữ liệu so với tổng thế.
3. Tạo biểu đồ
Gồm 2 bước:
– B1: chỉ định miền dữ liệu để biểu diễn bằng biểu đồ
– B2: chọn dạng biểu đồ.
a. Chỉ đinh miền dữ liệu
– Ngầm định, chương trình bảng tính sẽ chọn tất cả các dữ liệu có trong khối có ô tính được chọn.
– Cho chương trình biết ta muốn biểu diễn dữ liệu gì trên bản đồ.
– Cú pháp: tô đen các cột mà ta muốn biểu diễn.
b. Chọn dạng biểu đồ
– Việc lựa chọn dạng biểu đồ rất quan trọng để minh họa dữ liệu, mỗi loại biểu đồ sẽ có 1 công dụng riêng.
– Cú pháp: sau khi tô đen các cột cần biểu diễn, ta chọn Insert và chọn Recommend Charts sau đó chọn All Charts.
– Sau khi chọn ta ấn OK để hiển thị biểu đồ.
– Dưới đây là kết quả khi chọn biểu đồ là 2D-Columns với dữ liệu là 2 cột cân nặng và chiều cao ở phần a.
4. Chỉnh sửa biểu đồ
a. Thay đổi dạng biểu đồ
Các bước thực hiện:
– B1: nháy chuột lên biểu đồ đã chọn
– B2: click chuột phải và chọn change chart type4
– B3: chọn dạng biểu đồ mong muốn trong all charts
b. Thêm thông tin giải thích biểu đồ
Một số thông tin giải thích biểu đồ quan trọng gồm:
– Tiêu đề của biểu đồ
– Tiêu đề của các trục ngang và trục đứng( trừ biểu đồ hình tròn)
– Thông tin giải thích các dãy dữ liệu( gọi là chú giải)
Các bước thực hiện:
– B1: Click vào biểu đồ
– B2: Click dấu + để tạo hộp thoại
– B3: thực hiện các chỉnh sửa, một số chức năng chính:
+ Charts Title: ẩn/ hiện tiêu đề của biểu đồ, ta có thể tùy chỉnh tiêu đề đó.
+ Axis Title: ẩn/ hiện thông tin các trục.
+ Data Lable: ẩn/ hiện dữ liệu trên mỗi mốc.
+ Legend: ẩn/ hiện chú giải dữ liệu
c. Thay đổi vị trí hoặc kích thước của biểu đồ
Các bước thực hiện:
– B1: nháy chuột trên biểu đồ
– B2: đưa con trỏ chuột vào vị trí 4 góc nhọn
– B3: kéo thả để tùy chỉnh kích thước
Để xóa 1 biểu đồ ta chọn biểu đồ đó sau đó ấn Delete
Xem thêm các bài Lý thuyết và câu hỏi trắc nghiệm Tin học lớp 7 có đáp án hay khác: