Bài C3 (SGK trang 89) Để xác định nhiệt dung riêng của một kim loại, người ta bỏ vào nhiệt lượng kế chứa 500 g nước ở nhiệt độ 13C một miếng kim loại

By Sarah

Bài C3 (SGK trang 89)
Để xác định nhiệt dung riêng của một kim loại, người ta bỏ vào nhiệt lượng kế chứa 500 g nước ở nhiệt độ 13C một miếng kim loại có khối lượng 400 g được nung nóng tới 100C. Nhiệt độ khi có cân bằng nhiệt là 20C. Tính nhiệt dung riêng của kim loại. Bỏ qua nhiệt lượng làm nóng nhiệt lượng kế và không khí.ai giải hộ mình vs

0 bình luận về “Bài C3 (SGK trang 89) Để xác định nhiệt dung riêng của một kim loại, người ta bỏ vào nhiệt lượng kế chứa 500 g nước ở nhiệt độ 13C một miếng kim loại”

  1. Đáp án:

     

    Giải thích các bước giải:

    Nhiệt lượng mà nước thu vào là:
    Q1 = m1.C1.( t – t1 ) = 0,5.4190.( 20 – 13) = 14665 ( J)
    Nhiệt lượng mà miếng kim loại tỏa ra là:
    Q2 = m2.C2.( t2 – t ) = 0,4.80.C1 = 32.C2 ( J)
    Áp dụng phương trình cân bằng nhiệt ta có:
    Q1 = Q2
    => 14665 = 32.C2
    => C2 = 14665 : 32 ~ 458 ( J/ kg.k)

    (Đây chính là nhiệt dung riêng của thép)

    Trả lời
  2. *Tóm tắt :

    $m_{nước}=500g=0,5kg ; c_{nước}=4190J/kg.K$

    $Δt_1=20^o-13^o=7^oC$

    $m_{kl}=400g=0,4kg ; Δt_2=100^o-20^o=80^oC$

    Hỏi $c_{kl}= ?$

    *Bài làm :

    Nhiệt lượng do nước thu vào là :

    $Q_{thu}=m_{nước}.c_{nước}.Δt_1=0,5.4190.7=14665J$

    Nhiệt lượng do kim loại tỏa ra là :

    $Q_{tỏa}=m_{kl}.c_{kl}.Δt_2=0,4.c_{kl}=80=32.c_{kl}$

    Theo PTCBN :

    $Q_{thu}=Q_{tỏa}$

    $⇒C_{kl}=\dfrac{Q_{tỏa}}{32}=\dfrac{14665}{32}=458J/kg.K$

     

    Trả lời

Viết một bình luận