bài diễn thuyết truyền động lực sống

By Eliza

bài diễn thuyết truyền động lực sống

0 bình luận về “bài diễn thuyết truyền động lực sống”

  1. Một trong những cái chúng ta cần phải có đó chính là động lực và niềm tin, ý chí để sống. Khi chúng ta gặp phải sóng gió , bệnh tật gì đi chăng nữa thì chúng ta luôn có động lực , niềm tin và ý chí trong cuộc sống thì sẽ vượt qua được thôi. Nếu chúng ta không có những cái đó thì cuộc sống của chúng ta sẽ vô cùng nhạt nhẽo và không có ý nghĩa gì. Động lực, niềm tin và ý chí trong cuộc sống không và chưa bao giờ bị mất đi . Động lực , niềm tin và ý chí trong cuộc sống chính là những cái để giúp chúng ta vươn lên những khó khăn , bệnh tật trong cuộc sống. Hãy nhớ lại :                                                                                                    ” Nguyễn Ngọc Ký bị liệt cả hai tay nhưng vẫn can đảm đến trường học”           Đây là một tấm gương sáng cho đất nước để noi theo. Câu trên đã truyền lại cảm hứng cho mọi người noi theo. Câu này đã chứng tỏ rằng Nguyễn Ngọc Ký đã có được động lực , niềm tin và ý chí trong cuộc sống để vượt qua và ông đã có cảm hứng để tiếp tục sống trên cõi đời thế gian.                                                       Bởi vì vậy , tôi đã rút ra được một kết luận rằng chúng ta cần phải có động lực , niềm tin và ý chí trong cuộc sống để sống tiếp cho dù sóng gió , bệnh tật có khó khăn đến chừng nào , có dữ dội đến chừng nào, có đau khổ , mất mát đến chừng nào thì cũng không qua được và không thể lay động động lực , niềm tin , ý chí trong cuộc sống.                                                                                                        ” Mình chỉ biết vậy thôi”                                                                              Nếu có gì thiếu hoặc sai sót , hãy bỏ qua dùm!

    Trả lời
  2. Một trong những khoảnh khắc đáng giá và quan trọng nhất của cuộc đời đó chính là khoảnh khắc cuối cùng bạn có đủ dũng cảm để vứt bỏ những thứ không thể thay đổi. Khi bạn dừng lo lắng và phàn nàn về những thứ bạn không thể kiểm soát, bạn sẽ có nhiều thời gian hơn để thay đổi những thứ mà bạn có thể kiểm soát. Và thay đổi tất cả mọi thứ.

    Việc dành thời gian với những người không ngừng ngăn cản bạn chưa bao giờ là mối quan tâm lớn nhất của bạn cả. Tôi dám chắc điều đó. Bởi vì, nếu bạn là một người tin rằng có điều gì đó trong con người bạn có thể giúp bạn làm điều bạn muốn – nếu bạn muốn trở nên khác biệt thì bạn không thể đạt được nó bằng cách ở cạnh những người luôn cố gắng kéo bạn xuống “vũng bùn”.

    Thành công lâu dài trong cuộc sống là sự kết hợp của năng lực, động lực  thái độ. Năng lực chính là những thứ bạn có khả năng làm mỗi ngày. Động lực sẽ xác định điều bạn thực sự làm mỗi ngày và cuối cùng, thái độ quyết định bạn hoàn thành nó tốt như thế nào. Hãy luôn ghi nhớ công thức này và liên tục kiểm tra chính bạn.

    TÔI MONG BẠN HÃY NHỚ!

    Helen Keller bị điếc và mù khi vừa tròn 19 tháng tuổi. Tuy nhiên, bất hạnh không ngăn được bà lại. Bà đã trở thành người khiếm thính và người mù đầu tiên giành được bằng Cử nhân về nghệ thuật.

    Mozart bắt đầu sáng tác nhạc khi chỉ mới 5 tuổi.

    Shirley Temple – 6 tuổi đã trở thành ngôi sao điện ảnh trong phim Bright Eyes (Đôi mắt sáng).

    Anne Frank viết “The Diary of Anne Frank” (Nhật ký Anne Frank) năm 12 tuổi.

    Magnus Carlsen đã trở thành kiện tướng cờ vua ở tuổi 13.

    Nadia Comaneci là một huấn luyện viên thể dục người Romania nhận được điểm 10 và giành được ba huy chương vàng tại Thế vận hội năm 14 tuổi.

    Siêu sao bóng đá Pele giành được chiếc cúp thế giới năm 1958 cho đội bóng Brazil và khi đó, ông 17 tuổi.

    John Lennon 20 tuổi và Paul McCartney18 tuổi khi The Beatles tổ chức concert đầu tiên của họ vào năm 1961.

    Beethoven trở thành bậc thầy về piano ở tuổi 23.

    Isaac Newton viết The Principia (bao gồm định luật về chuyển động) năm 24 tuổi.

    Albert Einstein viết lý thuyết tương đối năm 26 tuổi.

    Lance Armstrong 27 tuổi khi anh giành chiến thắng tại giải Tour de France.

    J.K. Rowling 30 tuổi khi cô hoàn thành bản thảo đầu tiên của “Harry Potter”.

    Amelia Earhart 31 tuổi khi bà trở thành người phụ nữ đầu tiên bay một mình qua Đại Tây Dương.

    Oprah bắt đầu Talk Show của mình năm 32 tuổi và đây cũng là một trong những chương trình được đánh giá cao nhất trong lịch sử.

    Martin Luther King Jr. viết bài diễn thuyết “I Have a Dream” năm 34 tuổi.

    Neil Armstrong trở thành người đầu tiên đặt chân lên Mặt trăng năm 38 tuổi.

    Mark Twain viết The Adventures of Tom Sawyer (Những cuộc phiêu lưu của Tom Sawyer) năm 40 tuổi và đến năm 49 tuổi, ông đã viết Adventures of Huckleberry Finn (Những cuộc phiêu lưu của Huckleberry Finn).

    John F. Kennedy trở thành tổng thống Mỹ năm 43 tuổi.

    Henry Ford 45 tuổi khi Ford Model T ra mắt.

    Suzanne Collins viết The Hunger Games năm 46 tuổi.

    Leonardo Da Vinci vẽ Mona Lisa năm 51 tuổi.

    Dr. Seuss viết “The Cat in the Hat” năm 54 tuổi.

    Colonel Sanders thành công trong việc nhượng quyền thương hiệu gà rán KFC năm 61 tuổi.

    J.R.R Tolkien 62 tuổi khi series sách The Lord of the Rings (Chúa tể những chiếc nhẫn) được xuất bản.

    Ronald Reagan trở thành tổng thống Mỹ năm 69 tuổi.

    Nelson Mandela trở thành tổng thống Nam Phi năm 76 tuổi.

    Trả lời

Viết một bình luận