BÀI KIỂM TRA SỐ 1 MÔN HÓA 8 Câu 1: Khối lượng cácbon đã cháy là 4,5kg và khối lượng O2 đã phản ứng là 12kg. Khối lượng CO2 tạo ra là: A. 16,2kg B. 16.

By Daisy

BÀI KIỂM TRA SỐ 1 MÔN HÓA 8
Câu 1: Khối lượng cácbon đã cháy là 4,5kg và khối lượng O2 đã phản ứng là 12kg. Khối lượng CO2 tạo ra là:
A. 16,2kg B. 16.3kg C. 16,4kg D.16,5kg
Câu 2: 1 mol nước chứa số nguyên tử là:
A. 6,02.1023 B. 12,04.1023 C. 18,06.1023 D. 24,08.1023
Câu 3: Phải lấy bao nhiêu mol phân tử CO2 để có 1,5.1023 phân tử CO2?
A. 0,20 mol B. 0,25 mol C. 0,30 mol D. 0,35 mol
Câu 4: Phải lấy bao nhiêu lít khí CO2 ở đktc để có 3,01.1023 phân tử CO2?
A. 11,2 lít B. 33,6 lít C. 16,8 lít D. 22,4 lít
Câu 5: Muốn thu khí NH3 vào bình thì có thể thu bằng cách nào sau đây?
A. Để đứng bình
B. Đặt úp ngược bình
C. Lúc đầu úp ngược bình, khi gần đầy rồi thì để đứng bình
D. Cách nào cũng được
Câu 6: Khối lượng hỗn hợp khí ở đktc gồm 11,2 lít H2 và 5,6 lít O2 là:
A. 8g B. 9g C.10g D. 12g
Câu 7: Sắt oxit có tỉ số khối lượng sắt và oxi là 21: 8.
Công thức của sắt oxit đó là:
A. FeO B.Fe2O3 C.Fe3O4 D. không xác định
Câu 8: Cho các oxit: NO2, PbO, Al2O3, Fe3O4. Oxit có phần trăm khối lượng oxi nhiều hơn cả là:
A. NO2 B. PbO C. Al2O3 D.Fe3O4
Câu 9: Cho cùng một khối lượng các kim loại là Mg, Al, Zn, Fe lần lượt vào dung dịch H2SO4 loãng, dư thì thể tích khí H2 lớn nhất thoát ra là của kim loại nào sau đây?
A. Mg B. Al C. Zn D.Fe
Câu 10: Số mol nguyên tử oxi có trong 36g nước là:
A. 1 mol B. 1,5 mol C. 2 mol D. 2,5 mol
Câu 11: Đốt cháy 3,1g photpho trong bình chứa 5g oxi.sau phản có chất nào còn dư?
A. Oxi B. Photpho
C. Hai chất vừa hết D. Không xác định được
Câu 12: Quá trình nào dưới đây không làm giảm lượng oxi trong không khí?
A. Sự gỉ của các vật dụng bằng sắt B. Sự cháy của than, củi, bếp ga
C. Sự quang hợp của cây xanh D. Sự hô hấp của động vật
Câu 13: Dãy oxit nào có tất cả các oxit đều tác dụng được với nước.
A. SO3, CaO, CuO, Fe2O3 B. SO3, Na2O, CaO, P2O5
C. ZnO, CO2, SiO2, PbO D. SO2, Al2O3, HgO, K2O
Câu 14: Dãy chỉ gồm các oxit axit là:
A. SO2, CO2, Mn2O7, SiO2, P2O5 B. CO2, SO2, Mn2O7, Al2O3, P2O5
C. FeO, Mn2O7, SiO2, CaO, Fe2O3 D. Na2O, BaO, H2O, H2O2, ZnO
Câu 15: Trong phòng thí nghiệm người ta điều chế oxi bằng cách nhiệt phân KClO3 hay KMnO4. Vì lí do nào sau đây?
A. Dễ kiếm, rẻ tiền B. Giàu oxi và dễ phân huỷ ra oxit
C. Phù hợp với thiết bị hiện đại D. Không độc hại
Câu 16: Người ta thu khí oxi qua nước là do:
A. Khí oxi nhẹ hơn nước B. Khí oxi tan nhiều trong nước
C. Khí O2 tan ít trong nước D. Khí oxi khó hoá lỏng
Câu 17: Nếu đốt cháy hoàn toàn 2,40g cacbon trong 4,80g oxi thì thu được tối đa bao nhiêu gam khí CO2?
A. 7,2 g B.6,6g C.6,4g D. 6,3g
Câu 18: Khi phân huỷ có xúc tác 122,5g KClO3, thể tích khí oxi thu được là:
A. 33,6 lít B. 3,36 lít C. 11,2 lít D.1,12 lít
Câu 19:Cho các oxit có công thức hoá học sau:
CO2, CO, Mn2O7, SiO2 MnO2, P2O5, NO2, N2O5, CaO, Al2O3
Các oxit axit được sắp xếp như sau:
A. CO, CO2, Mn2O7, Al2O3, P2O5
B. CO2, Mn2O7, SiO2, P205, NO2, N2O5
C. CO2, Mn2O7, SiO2, NO2, MnO2, CaO
D. SiO2, Mn2O7, P2O5, N2O5, CaO
Câu 20: Phản ứng nào dưới đây không phải là phản ứng hoá hợp:
A. 3Fe + 3O2 -> Fe3O4 B. 3S +2O2 – > 2SO2
C. CuO +H2 -> Cu + H2O D. 2P + 2O2 – > P2O5
Câu 21: Axit là những chất làm cho quì tím chuyển sang màu nào trong số các màu cho dưới đây?
A. Xanh B. Đỏ C. Tím D. Không xác định được
Câu 22: Tất cả các kim loại trong dãy nào sau đây tác dụng được với H2O ở nhiệt độ thường?
A. Fe, Zn, Li, Sn B. Cu, Pb, Rb, Ag
C. K, Na, Ca, Ba D. Al, Hg, Cs, Sr
Câu 23: Phản ứng nào dưới đây là phản ứn thế:
A. 2KClO3 – > 2KCl + O2 B. SO3 +H2O – > H2SO4
C. Fe2O3 + 6HCl – >2FeCl3 +3 H2O D. Fe3O4 + 4H2 -> 3Fe + 4H2O
Câu 24: Dãy chất nào chỉ toàn bao gồm axit:
A. HCl; NaOH B. CaO; H2SO4 C. H3PO4; HNO3 D. SO2; KOH
Câu 25: Dãy chất nào chỉ toàn bao gồm muối:
A. MgCl; NaHSO4; KNO3
B. Na2CO3; H2SO4; Ba(OH)2
C. CaSO4; HCl; MgCO3
D. H2O; Na3PO4; KOH




Viết một bình luận