Bài Nam Quốc Sơn Hà thể hiện lòng tự tôn dân tộc, tinh thần yêu nước. Em hãy làm sáng tỏ nhận định trên! ( Lập dàn ý ) Giúp mình với mọi người nhé, c

Bài Nam Quốc Sơn Hà thể hiện lòng tự tôn dân tộc, tinh thần yêu nước. Em hãy làm sáng tỏ nhận định trên! ( Lập dàn ý ) Giúp mình với mọi người nhé, cảm ơn nhiều ạ !!

0 bình luận về “Bài Nam Quốc Sơn Hà thể hiện lòng tự tôn dân tộc, tinh thần yêu nước. Em hãy làm sáng tỏ nhận định trên! ( Lập dàn ý ) Giúp mình với mọi người nhé, c”

  1. Dàn ý

    1. Mở bài
    – Giới thiệu vài nét cơ bản về tác phẩm Nam quốc sơn hà.
    – Nêu vấn đề cần nghị luận: Tinh thần yêu nước trong bài thơ Nam quốc sơn hà (Sông núi nước Nam).
    2. Thân bài
    * Lời tuyên bố đanh thép về chủ quyền của đất nước: “Nam quốc… thiên thư” (Sông núi nước Nam… sách trời)
    – Câu 1: “Nam quốc sơn hà Nam đế cư” (Sông núi nước Nam vua Nam ở)
    + Giọng thơ hào hùng, đanh thép => Mang ý nghĩa khẳng định nước Nam ta là một đất nước độc lập, có chủ quyền riêng, vua chính là đại diện tối cao cho dân tộc. 
    + Cách sử dụng từ ngữ “quốc” (nước), “đế” (vua) => Niềm tự hào, tự tôn dân tộc, tự coi nước Nam là nước ngang hàng với nước Bắc, vua Nam sánh vai với hoàng đế Trung Quốc.
    – Câu 2: “Tiệt nhiên định phận tại thiên thư” (Rành rành định phận tại sách trời)
    + Cách lập luận chặt chẽ, giọng điệu dứt khoát => Khẳng định đanh thép nước Nam là của người Nam, điều đó đã là chân lí, là trời định, đã được ghi rõ ràng ở sách trời không thể chối cãi.
    * Tinh thần yêu nước với ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đất nước, bảo vệ nền độc lập dân tộc: “Như hà… bại hư” (Cớ sao… tơi bời)
    – Câu 3: Hình thức là câu hỏi trực tiếp quân giặc “Cớ sao chúng bay sang xâm phạm?” => Thái độ quyết liệt, rõ ràng coi kẻ xâm lược là “nghịch lỗ” (giặc  dữ) chỉ rõ sự phi lí, phi nghĩa trong hành động xâm lược của kẻ thù.
    – Câu 4: Khơi gợi tinh thần yêu nước và ý thức trách nhiệm của mỗi người dân nước Nam “Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư” => Kẻ thù ngang ngược, làm trái sách trời sẽ khiến chúng tự chuốc lấy bại vong.
    => Lời cảnh cáo đanh thép vang lên khẳng định giặc sẽ thất bại thảm hại, ta sẽ giành chiến thắng.
    3. Kết bài
    – Khẳng định lại tinh thần yêu nước trong Nam quốc sơn hà. 
    – Nêu nhận xét, đánh giá của bản thân về giá trị của tác phẩm. 

    Bình luận
  2. I. Mở bài

    – Giới thiệu về tinh thần yêu nước trong bài “Nam quốc sơn hà”: Gắn với sự kiện chống quân Tống xâm lược vào cuối năm 1076, bài thơ “Nam quốc sơn hà”- bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc ta đã thể hiện rõ tinh thần yêu nước sâu sắc, mãnh liệt của thời đại Đông A.

    II. Thân bài

    – Ở hai câu thơ đầu, tinh thần yêu nước được thể hiện qua tư tưởng về chủ quyền dân tộc và ý thức độc lập tự chủ

    + Sông núi nước Nam là của người Nam.

    + Câu thơ như một lời tuyên ngôn đầy chắc nịch về chủ quyền của dân tộc:

    “Nam quốc”- “Nam đế”: nước Nam là của vua Nam: đặt trong thế đối sánh, ngang hàng với phương Bắc: “Nam quốc”- “Bắc quốc” và “Nam đế”- “Bắc đế”

    – Ở hai câu thơ cuối, tinh thần yêu nước được thể hiện rõ thông qua niềm tin sắt đá vào sự thắng lợi tất yếu của cuộc đấu tranh chống ngoại xâm

    + Niềm tin mãnh liệt vào chiến thắng của dân tộc trước kẻ thù xâm lược chính là biểu hiện tập trung và cao độ nhất của tinh thần yêu nước.

    + Giặc Tống nhất định “phải tan vỡ” vì: chúng đã vi phạm vào “sách trời”, đã đặt bước chân xâm lược lên bờ cõi nước Nam mãi mãi là của người Nam

    – Cuộc chiến mà chúng đã gây nên nhất định sẽ bị quật ngã bởi sức mạnh của tinh thần yêu nước thời đại Đông A

    III. Kết bài:

    – Khái quát tinh thần yêu nước được thể hiện qua bài thơ “Nam quốc sơn hà”: “Nam quốc sơn hà” xứng đáng là áng thiên cổ hùng văn, là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên thấm đẫm tình thần yêu nước về chủ quyền, ý thức độc lập dân tộc cùng niềm tin mãnh liệt vào chiến thắng vĩ đại của dân tộc.

    Bình luận

Viết một bình luận