Bài : Phong trào kháng chiến chống pháp trong những năm cuối thế kỉ xix Lập niên biểu diễn biến cuộc khởi nghĩa Yên Thế ( Nêu những sự kiện tiêu biểu

Bài : Phong trào kháng chiến chống pháp trong những năm cuối thế kỉ xix
Lập niên biểu diễn biến cuộc khởi nghĩa Yên Thế ( Nêu những sự kiện tiêu biểu )
Thời gian – Giai đoạn – Sự kiện chính

0 bình luận về “Bài : Phong trào kháng chiến chống pháp trong những năm cuối thế kỉ xix Lập niên biểu diễn biến cuộc khởi nghĩa Yên Thế ( Nêu những sự kiện tiêu biểu”

  1. – Lãnh đạo khởi nghĩa đều xuất thân từ các văn thân, sĩ phu, quan lại yêu nước.

    – Lực lượng tham gia đông đảo các tầng lớp nhân dân , nhất là nông dân (có cả đồng bào dân tộc thiểu số).

    – Các cuộc khởi nghĩa bị chi phối bởi tư tưởng phong kiến, không phát triển thành cuộc kháng chiến toàn dân, toàn quốc.

    – Mặc dù chiến đấu dũng cảm nhưng cuối cùng phong trào vẫn thất bại, chứng tỏ sự non kém của những người lãnh đạo, đòng thời phản ánh sự bất cập của ngọn cờ phong kiến trong phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam.

    – Đây là phong trào kháng chiến mạnh mẽ, thể hiện truyền thống yêu nước và khí phách anh hùng của dân tộc, tiêu biểu cho cuộc kháng chiến tự vệ của nhân dân ta cuối thế kỉ XIX, hứa hẹn một năng lực chiến đấu dồi dào trong cuộc đương đầu với thực dân Pháp, để lại nhiều tấm gương và bài học kinh nghiệm quí báu.

    TẠI SAO NÓI CUỘC KHỞI NGHĨA HƯƠNG KHÊ LÀ CUỘC KHỞI NGHĨA TIÊU BIỂU NHẤT TRONG PHONG TRÀO CẦN VƯƠNG? Chuyên mục: Bài 26: Phong trào kháng chiến chống Pháp trong những năm cuối thế kỉ XIX

    – Đây là cuộc khởi nghĩa có quy mô lớn, địa bàn rộng.

    – Lãnh đạo cuộc khưởi nghĩa là văn thân các tỉnh Thanh-Nghệ-Tĩnh.

    – Thời gian tồn tại 10 năm.

    – Tính chất ác liệt (chiến đấu cam go) chống Pháp và triều đình bù nhìn.

    – Tổ chức chặt chẽ, chỉ huy thống nhất.

    – Tự chế tạo được vũ khố (súng trường).

    Xem tiếp…

    TRÌNH BÀY DIỄN BIẾN CUỘC KHỞI NGHĨA BÃI SẬY. Chuyên mục: Bài 26: Phong trào kháng chiến chống Pháp trong những năm cuối thế kỉ XIX

    – Địa bàn thuộc các huyện Văn Lâm, Văn Giang, Khoái Châu (thuộc tỉnh Hưng Yên) và Kinh Môn (thuộc Hải Dương), sau đó phát triển ra các tỉnh xung quanh như Bắc Ninh. Thái Bình, Nam Định… Lãnh đạo khởi nghĩa là Nguyễn Thiện Thuật.

    – Trong những năm 1885 – 1889, nhiều trận đánh ác liệt xảy ra giữa nghĩa quân và quân Pháp.

    – Sau những trận chống càn, lực lượng nghĩa quân suy giảm và bị bao vây. Đến cuối năm 1889, nghĩa quân dần dần tan rã.

    Xem tiếp…

    DỰA VÀO LƯỢC ĐỒ, TRÌNH BÀY DIỄN BIẾN CUỘC KHỞI NGHĨA HƯƠNG KHÊ. Chuyên mục: Bài 26: Phong trào kháng chiến chống Pháp trong những năm cuối thế kỉ XIX

    – Từ năm 1885-1888: nghĩa quân lo tổ chức, huấn luyện, xây dựng công sự, rèn đúc vũ khí và tích trữ lương thảo.

    – Từ năm 1888 đến 1895: là thời kì chiến đấu của nghĩa quân . Dựa vào vùng rừng núi hiểm trở, có sự chỉ huy thống nhất, nghĩa quân đã đẩy lui nhiều cuộc hành quân và càn quét của giặc.

         + Để đối phó Pháp tập trung binh lực và xây dựng một hệ thống đồn, bốt nhằm bao vây, cô lập nghĩa quân. Đồng thời chúng mở nhiều cuộc tấn công quy mô vào Ngàn Trươi.

         + Nghĩa quân phải chiến đấu trong điều kiện ngày càng gian khổ hơn, lực lượng suy yếu dần.

         + Sau khi chủ tướng Phan Đình Phùng hi sinh, cuộc khởi nghĩa được duy trì thêm một thời gian dài rồi tan rã.

     Chuyên mục: Bài 26: Phong trào kháng chiến chống Pháp trong những năm cuối thế kỉ XIX

    – Khởi nghĩa Bãi Sậy dựa vào địa thế thuận lợi, nghĩa quân đã sử dụng lối đánh du kích độc đáo, phân tán trong nhân dân thành nhóm nhỏ, khi ẩn, khi hiện, luôn chủ động phục kích đánh giặc trên đường đi hoặc tập kích các đồn lẻ của chúng.

    – Việc xây dựng căn cứ thể hiện sự sáng tạo của nghĩa quân, cho nên khởi nghĩa tồn tại lâu hơn khởi nghĩa Ba Đình.

    – Căn cứ Bãi Sậy không có thành lũy, công sự như căn cứ Ba Đình, quân khởi nghĩa Bãi Sậy không thể cố thủ như Ba Đình, địa bàn hoạt động mở rộng ra các tỉnh Bắc Ninh, Hải Dương, Hải Phòng và Thái Bình.

    Bình luận
  2. Hoạt động của nghĩa quân Yên Thế chia làm 4 giai đoạn:

    * Giai đoạn thứ nhất, từ 1884 – 1892:

    – Tại vùng Yên Thế có hàng chục toán quân chống Pháp hoạt động riêng lẻ, đặt dưới sự chỉ huy của các thủ lĩnh khác nhau, thủ lĩnh có uy tín nhất lúc đó là Đề.

    – Năm 1891, nghĩa quân của Đề Nắm làm chủ một vùng rộng lớn và mở rộng hoạt động sang Phủ Lạng Thương (vùng thành phố Bắc Giang ngày nay).

    – Tháng 3-1892, Pháp huy động quân, ồ ạt tấn công vào căn cứ của nghĩa quân. Lực lượng nghĩa quân bị tổn thất nặng, nhiều người bị địch bắt và giết hại, một số phải ra hàng.

    * Giai đoạn thứ hai, từ 1893 – 1897:

    – Sau khi Đề Nắm hi sinh, Hoàng Hoa Thám (Đề Thám) tập hợp những toán quân binh còn sót lại, mở rộng địa bàn hoạt động.

    – Trong bối cảnh khó khăn, Đề Thám phải giảng hòa với Pháp để có thời gian củng cố lực lượng.

    – Tháng 10-1894, theo thỏa thuận giữa hai bên, quân Pháp rút khỏi Yên Thế, Đề Thám được cai quản bốn tổng: Yên Lễ, Mục Sơn, Nhã Nam, Hữu Thượng. Nhưng sau đó Pháp bội  ước, tổ chức tấn công lại (11-1895). Nghĩa quân phải chia nhỏ thành từng toán, trà trộn vào dân để hoạt động.

    – Nhằm bảo toàn lực lượng, Đề Thám xin giảng hòa lần thứ hai (12-1897). Bề ngoài, Đề Thám tỏ ra phục tùng, nhưng bên trong thì ngấm ngầm chuẩn bị lực lượng chống Pháp.

    * Giai đoạn thứ ba từ 1898 – 1908:

    – Tranh thủ thời gian hòa hoãn, Đề Thám cho nghĩa quân vừa sản xuất, vừa tích cực luyện tập quân sự chuẩn bị chiến đấu.

    – Căn cứ Yên Thế trở thành nơi tụ hội của những nghĩa sĩ yêu nước từ khắp nơi kéo về (từ Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa, Hưng Yên, Hải Dương…)

    * Giai đoạn thứ tư từ 1909 – 1913:

    – Nội năm 1908, thực dân Pháp mở cuộc tấn công nhằm tiêu diệt bằng được phong trào nông dân Yên Thế.

    – Tháng 2-1913, khi Đề Thám bị sát hại, phong trào tan rã.

    Bình luận

Viết một bình luận