Bài tập 1: Hs trình bày cảm nghĩ về một vấn đề về văn học. Yêu cầu : – Nêu được cảm nghĩ chung về vấn đề. – Trình bày cụ thể cảm nghĩ của bản thân (có

Bài tập 1: Hs trình bày cảm nghĩ về một vấn đề về văn học.
Yêu cầu :
– Nêu được cảm nghĩ chung về vấn đề.
– Trình bày cụ thể cảm nghĩ của bản thân (có đưa được dẫn chứng minh họa và đối chiếu với một tác phẩm khác trong bảng hoặc với một tác phẩm văn học việt Nam).
Rút ra được một bài học về cách ứng xử trong cuộc sống hoặc một kinh nghiệm cho lúc thực hành bài Tập làm văn.
Bài tập 2: Viết đoạn văn nghị luận về một tác phẩm truyện hoặc đoạn trích thuộc các tác phẩm nước ngoài đã học.
Bài tập 3: Trình bày suy nghĩ của em về một nét đẹp văn hóa của nước bạn được phản ánh qua một trong những tác phẩm mà em đã học trong chương trình?

0 bình luận về “Bài tập 1: Hs trình bày cảm nghĩ về một vấn đề về văn học. Yêu cầu : – Nêu được cảm nghĩ chung về vấn đề. – Trình bày cụ thể cảm nghĩ của bản thân (có”

  1. Ngôn ngữ là công cụ của lời nói và tư duy. Dạy học tiếng Việt ở trường tiểu học trước hết là dạy cho học sinh có khả năng sử dụng công cụ ấy một cách hiệu quả nhất trong học tập và đời sống.

    Để chuẩn bị cho học sinh học lên trung học cơ sở, mục tiêu trọng tâm trong dạy học Tiếng Việt ở cấp tiểu học là phát triển kỹ năng, trong đó, điểm nhấn là các kỹ năng đọc- hiểu và kỹ năng viết (bao gồm viết chính tả và làm văn). Vậy, mục tiêu phát triển kỹ năng nghe, nói, đọc, viết trong dạy học tiếng Việt ở nhà trường tiểu học có phải là dạy học phát triển năng lực không?

    1.Năng lực tiếng Việt được hiểu là năng lực tiếp nhận văn bản và năng lực sản sinh văn bản(bao gồm văn bản nói và văn bản viết). Năng lực tiếp nhận văn bản bao gồm nghe – hiểu và đọc – hiểu.

    Tuy nhiên, vì quan niệm cho rằng học sinh học tiếng Việt với tư cách là tiếng mẹ đẻ nên chúng ta thường nặng về phát triển khả năng đọc – hiểu văn bản của học sinh; trong khi năng lực nghe – hiểu (như nghe để có ý kiến phản hồi hay nghe người khác đọc, kể câu chuyện và kể lại hoặc tìm hiểu nội dung câu chuyện chẳng hạn) nhiều khi xuất hiện với tần suất khá lớn trong cuộc sống mỗi người nhưng lại chưa được chú ý, kể cả trong dạy học và đánh giá.

    Năng lực sản sinh văn bản bao gồm năng lực nói, trình bày một vấn đề trước người khác hay thuyết trình trước đông người và năng lực viết (viết đúng chính tả, đúng ngữ pháp và trình bày được một văn bản viết có nội dung đúng mục đích hoặc theo yêu cầu của người khác như một đề tập làm văn chẳng hạn). Năng lực tiếp nhận văn bản và sản sinh văn bản thường có quan hệ nhân quả: người hay chú ý lắng nghe người khác nói hay tập trung đọc văn bản viết thường có khả năng nói, viết tốt hơn và ngược lại.

    2. Dạy tiếng Việt theo hướng tiếp cận năng lực là dạy những gì?

    Môn Tiếng Việt ở tiểu học (trừ phần học vần lớp 1) được phân chia thành các phân môn: Tập đọc, Tập viết- Chính tả, Luyện từ và câu và Tập làm văn. Mỗi phân môn bên cạnh chức năng chung của môn học thường đảm nhận một mục đích chính. Phân môn Tập đọc nhằm phát triển kỹ năng đọc – hiểu; phân môn Tập viết – Chính tả hình thành kỹ năng viết chính tả (viết đúng chính tả, đúng tốc độ); phân môn Luyện từ và câu trên cơ sở cung cấp kiến thức sơ giản về từ và câu nhằm giúp học sinh dùng từ, viết câu, đoạn văn đúng quy tắc ngữ pháp tiếng Việt; phân môn Tập làm văn là phân môn thực hành tổng hợp nhằm rèn luyện kỹ năng tạo văn bản nói và viết cho học sinh.

    Đối với các phân môn, mục tiêu kỹ năng trên suy đến cùng là hướng tới phát triển năng lực sử dụng tiếng Việt cho người học – năng lực tiếp nhận lời nói và năng lực sản sinh lời nói. Dạy tiếng Việt theo hướng phát triển năng lực chính là quá trình dạy học hướng tới hình thành và phát triển các năng lực sử dụng tiếng Việt cho người học trong môi trường học tập và đời sống theo lứa tuổi.

    “Lời nói” trong ngôn ngữ bao gồm 2 dạng thức cơ bản, lời nói trực tiếp (nghe người khác nói trực tiếp) và lời nói gián tiếp (lời nói thông qua văn bản viết). Ngoài ra, còn có các yếu tố bổ sung như ngôn ngữ cơ thể, phục trang, hóa trang, tranh minh họa,… cũng có thể ảnh hưởng tới chất lượng thông tin của lời nói.

    Từ nhận thức trên, chúng ta cần có định hướng về tổ chức dạy học các phân môn Tiếng Việt sao cho môn học này hướng tới phát triển tốt nhất các năng lực sử dụng tiếng Việt đối với học sinh tiểu học.

    Trước hết, bàn về dạy học sinh phát triển năng lực tiếp nhận lời nói, bao gồm năng lực nghe – hiểu và năng lực đọc – hiểu.

    Dạy học sinh nghe – hiểu thông qua quá trình dạy học: nghe – nhắc lại lời giảng của giáo viên hoặc nghe – nhắc lại hoặc nhận xét về lời nói của bạn hoặc nghe người khác kể một câu chuyên rồi kể lại hoặc giới thiệu cho người khác,… Dạy kỹ năng nghe hiểu được thực hiện thông qua các phân môn đặc trưng như Kể chuyện và có thể thực hiện qua tất cả các hoạt động dạy học môn Tiếng Việt cũng như các môn học khác.

    Các yêu cầu cơ bản về kỹ năng nghe hiểu bao gồm từ rèn luyện học sinh thói quen tập trung lắng nghe khi người khác nói và có phản hồi chính xác. Tập cho học sinh có thói quen tập trung nghe, lĩnh hội thông tin từ lời nói của người khác và có phản hồi tích cực là yêu cầu quan trọng trong dạy kỹ năng nghe ở trường tiểu học. Điều này giúp cho học sinh có thói quen lĩnh hội tích cực từ lời nói để bồi đắp thêm kiến thức cho bản thân mình.

    Dạy đọc – hiểu trong môn Tiếng Việt là dạy kỹ năng tiếp nhận văn bản, một trong những kỹ năng cơ bản và quan trong bậc nhất trong dạy học Tiếng Việt. Vì nó ảnh hưởng tới chất lượng học tập môn Tiếng Việt và các môn học khác; ảnh hưởng tích cực tới cuộc sống sau này trong một xã hội mà việc “học suốt đời” được xem là cứu cánh cho sự thành công của mỗi con người.

    Dạy đọc – hiểu là dạy học sinh kỹ năng tiếp nhận,  lĩnh hội thông tin qua văn bản (văn bản giấy và văn bản điện tử). Trong thời đại thông tin bùng nổ, vốn tri thức, vốn sống của con người được tích lũy chủ yếu từ hoạt động đọc. Vì vậy, dạy học sinh có thói quen đọc, có phương pháp lĩnh hội thông tin qua hoạt động đọc trở nên thiết yếu trong dạy Tập đọc. Từ đó, hướng tới văn hóa đọc cho mỗi cá nhân và cộng đồng.

    3. Phải dạy Tập đọc thế nào để phát triển được năng lực đọc hiểu cho học sinh?

    Muốn phát triển năng lực đọc hiểu, trước hết phải dạy học sinh kỹ năng đọc thành tiếng với các yêu cầu trọng tâm là đọc tròn vành rõ tiếng các âm tiếng Việt, đọc đúng tốc độ để có thể lĩnh hội được nội dung văn bản và biết ngắt nghỉ đúng chỗ. Đối với các văn bản nghệ thuật, lên lớp 4, 5 có thể dạy các em làm quen với cách đọc diễn cảm ở những đoạn giàu cảm xúc. Những yêu cầu cơ bản này phải được thực hiện thuần thục từ các lớp đầu cấp, nhất là lớp Một.

    Lên các lớp trên, có thể từ lớp 3, chủ yếu dạy các em đọc thầm và hiểu văn bản theo chỉ dẫn của giáo viên. Như vậy, nhiệm vụ chủ yếu của việc đọc trong dạy Tập đọc ở lớp trên không còn là đọc to, rõ, lưu loát mà tiến dần tới đọc có mục đích: đọc để hiểu được nội dung trong đoạn văn, đoạn thơ. Trong các giờ Tập đọc, giáo viên thường cắt khúc các hoạt động luyện đọc và tìm hiểu bài thành 2 hoạt động tách bạch nhau. Như vậy sẽ lãng phí thời gian mà hiệu quả không cao. Để khắc phục hạn chế này, theo chúng tôi, nên thiết kế lại giờ Tập đọc theo các hoạt động đọc có mục đích. Có thể theo trình tự sau:

    Bước 1. Đọc khởi động: mục đích của hoạt động này là giúp học sinh tiếp cận văn bản ban đầu qua giọng đọc của giáo viên. Bằng giọng đọc tryền cảm của giáo viên sẽ truyền được cảm hứng tiếp cận văn bản cho học sinh.

    Bước 2. Đọc hiểu: Giáo viên có thể chia đoạn để giao nhiệm vụ đọc hiểu tùy theo khả năng của học sinh từng khối lớp, vùng miền và độ dài của văn bản.Khi đọc đoạn văn bản, giáo viên cần giao nhiệm vụ cụ thể để định hướng mục đích đọc hiểu cho học sinh. Nhiệm vụ chuyển đến học sinh có thể bằng vài ba câu hỏi gợi mở hoặc phiếu học tập cho mỗi nhóm học tập để các em vừa đọc, vừa tập trung vào các câu, từ, nhân vật, hình ảnh hoặc ý chính của đoạn để thực hiện nhiệm vụ học tập.

    Ví dụ: khi dạy bài “Quang cảnh làng mạc ngày mùa” (Tiếng Việt 5- Tập 1), sau khi đọc khởi động xong, giáo viên chia bài đọc thành 3 đoạn và yêu cầu học sinh đọc và tìm hiểu từng đoạn bằng các câu hỏi gợi mở: Các em đọc thầm hai đoạn đầu từ đầu bài đến “đỏ chói” và thảo luận theo các câu hỏi sau:

    • Những sự vật nào trong đoạn văn được tác giả nhắc đến?
    • Liệt kê những  sự vật được tác giả miêu tả bằng màu vàng: Mặt Trời: có màu vàng hơn mọi khi.
    • Đọc đoạn văn trên, ta có cảm giác bức tranh tác giả vẽ ra vào ngày mùa  nổi bật nhất là màu gì?
    • Hãy giới thiệu một cảnh vật ở trường hoặc nơi em ở có màu vàng và đặt câu để miêu tả lại cảnh vật đó.

    (Những yêu cầu trên, giáo viên có thể cho vào phiếu học tập cho mỗi nhóm hoặc viết sẵn lên bảng nhóm để cả lớp quan sát)

    Các câu hỏi, nhiệm vụ học tập được giao cần biên soạn theo 3 mức độ: Tái hiện – Hiểu – Vận dụng nhằm giúp các đối tượng học sinh đều có thể tham gia bài học theo khả năng của mình.

    Bước 3. Đọc hiểu cả bài:

    Sau khi kết thúc phần đọc hiểu từng đoạn, giáo viên cho học sinh đọc lại cả bài một hai lần để nắm được nội dung cơ bản hoặc ý nghĩa của văn bản bằng 1 đến 2 câu hỏi.

    Ví dụ: Bài “Bài ca về trái đất”, giáo viên có thể giao nhiệm vụ cho học sinh: các em đọc thầm cả bài thơ và trả lời các câu hỏi sau:

    • Vì sao tác giả nói “Trái đất này là của chúng ta”?
    • Hãy kể xem, chúng ta đang làm gì để bảo vệ trái đất của chính mình?

    Kết thúc bài, giáo viên có thể cho một số học sinh đọc diễn cảm bài thơ; học sinh hoặc giáo viên và cả lớp hát bài hát “Trái đất này là của chúng mình”

    Như vậy, theo cách trên, chúng ta giải được bài toán về dạy Tập đọc hướng tới phát triển năng lực là thế nào.

     CHÚC BẠN HỌC TỐT

    Bình luận
  2. Trình bày suy nghĩ của em về việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc của thế hệ trẻ ngày nay Văn mẫu lớp 9

    Văn mẫu lớp 9: Trình bày suy nghĩ của em về việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc của thế hệ trẻ ngày nay được HSG.com tổng hợp và sưu tầm gồm các bài văn mẫu hay cho các bạn học sinh tham khảo, củng cố kỹ năng cần thiết cho bài kiểm tra viết sắp tới đây của mình. Chúc các bạn học tốt

    Bản sắc văn hóa dân tộc là giá trị cốt lõi nhất của nền văn hóa, thể hiện tâm hồn, cốt cách, tình cảm, lý trí, sức mạnh của dân tộc, tạo nên chất keo kết nối các cộng đồng người gắn bó, đoàn kết với nhau để cùng tồn tại và phát triển. Những giá trị của bản sắc văn hóa dân tộc là một trong những động lực to lớn đảm bảo sự ổn định và phát triển bền vững của quốc gia dân tộc.

    Bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam được hình thành, phát triển gắn liền với lịch sử dựng nước, giữ nước và quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Bản sắc văn hóa dân tộc là tổng hòa những giá trị văn hóa bền vững, phản ánh diện mạo, sắc thái, cốt cách, tâm hồn, tâm lý… của một dân tộc, được thường xuyên hun đúc, bổ sung và lan tỏa trong lịch sử dân tộc, trở thành tài sản tinh thần đặc sắc, tạo nên sức mạnh gắn kết cộng đồng và để phân biệt sự khác nhau giữa dân tộc này với dân tộc khác trong cộng đồng nhân loại.

    Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực còn có mặt tiêu cực của nó đó là nguy cơ xói mòn, phai nhạt và biến dạng hệ thống giá trị trong bản sắc văn hóa dân tộc, sự ru nhập của lối sống tư sản, suy giảm thuần phong mỹ tục, sự chống phá của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa. Thanh niên là lực lượng xung kích, sáng tạo có vai trò quan trọng to lớn trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, họ là lực lượng trực tiếp tham gia bảo vệ, giữ gìn, bổ sung, phát triển và quảng bá những giá trị bản sắc văn hóa dân tộc thông qua việc thực hiện nội dung, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, để phát huy vai trò của thanh niên với việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay chúng ta phải thực hiện có hiệu quả một số nội dung, biện pháp cơ bản sau:

    Bình luận

Viết một bình luận