Bài tập 2:
Câu 1:Ai là người lãnh đạo phong trào Đông Du?
Câu 2:Phong trào chống thuế diễn ra sôi nổi ở đâu?
Câu 3:Tên gọi cũ của Hà Nội trước đây?
Câu 4:Tên của vị chỉ huy tối cao trong phòng trào khởi nghĩa Yên Thế (1884-1913)?
Câu 5:Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi vượt dãy Trường Sơn ra Bắc,rồi lập căn cứ ở làng nào thuộc huyện Hương Khê (Hà Tỉnh)?
Câu 6:Ai là hiệu trưởng trường Đông Kinh nghĩa thực?
Từ khóa : Ông là người cùng với Phan Bội Châu Trinh lãnh đạo cuộc vận động Duy Tân?
Hoàn thành trò chơi ô chữ
Bài tập 3: Vì sao các nhà yêu nước Việt Nam đầu thế kỉ XX lại muốn nói theo con đường cứu nước của Nhật Bản ?
Bài tập 4: So sánh điểm giống và khác nhau giữa các phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX với phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX (về mục đích ,lực lượng tham gia,hình thức đấu tranh)
Bài tập 5:Viết một câu chuyện lịch sử về tấm gương đạo đức của Bác Hồ.Qua đó em rút ra được bài học gì cho bản thân mình?(Câu chuyện có thể tìm hiểu ở nhiều nguồn nhưng bài học phải tự mình rút ra)
Dặn dò:Về nhà tìm hiểu một làng nghề truyền thống ở Bình Dương
BT2.
C1. Phan Bội Châu
C2. Quảng Nam- Quảng Ngãi
C3. Thăng Long
C4. Hoàng Hoa Thám
C5. Ấu Sơn thuộc làng Phú Gia
C6. Lương Văn Can
BT3.
– Nhật Bản có nhiều đặc điểm giống Việt Nam như cùng là nước nằm ở Châu Á, có những điều kiện tự nhiên và xã hội.
– Nhận thấy Nhật Bản nhờ có cuộc Duy tân Minh Trị, đi theo con đường tư bản chủ nghĩa mà trở nên giàu mạnh và thoát khỏi số phận trở thành thuộc địa của các nước phương Tây.
BT4. ( Ảnh)
BT5.
Hàng ngày Thông tấn xã Việt Nam đều đưa bản tin cho Bác xem. Khi đó bên Thống tấn xã đã in một mặt, Bác đã phê bình là lãng phí giấy. Sau đấy Thông tấn xã in hai mặt bằng rônêô, nhưng chữ lúc này lại nhoè nhoẹt khó đọc hơn nhưng Bác vẫn đọc.
Sang năm 1969, sức khỏe Bác yếu và mắt giảm thị lực, bản tin in một mặt để Bác đọc cho tiện. Khi xem xong, Bác giữ lại. Bác chuyển bản tin cho Văn phòng Phủ Chủ tịch cắt làm phong bì tiết kiệm hoặc dùng làm giấy viết.
Ngày 10-5-1969, Bác đã viết lại toàn bộ đoạn mở đầu bản Di chúc lịch sử bằng mực xanh vào mặt sau tờ tin.
Khi quyết định việc tổ chức 4 ngày lễ lớn của năm: ngày thành lập Đảng, ngày Quốc khánh, ngày sinh Lênin và ngày sinh của Bác. Sau khi Báo Nhân dân đăng tin nghị quyết này, Bác đọc xong liền cho mời mọi người đến để góp ý kiến: “Bác chỉ đồng ý 3/4 nghị quyết. Bác không đồng ý đưa ngày 19-5 là ngày kỷ niệm lớn trong năm sau.”
⇒ Bài học rút ra nhắc nhở chúng ra cần sống giản dị, chân thành và tiết kiệm. Rèn luyện những đức tính tốt từ những điều nhỏ nhặt. Luôn đặt lợi ích chung của cộng đồng của xã hội lên trước.
Bài tập 2
Câu 1: Phan Bội Châu
Câu 2: Trung Kì
Câu 3: Thăng Long
Câu 4: Hoàng Hoa Thám
Câu 5: Phú Gia
Câu 6: Lương Văn Can
Từ khoá: Huỳnh Thúc Kháng
Bài tập 3
Các sĩ phu yêu nước tiến bộ đầu thế kỉ XX thấy rằng Nhật Bản là nước cùng màu da,cùng văn hoá Hán học nhờ đi theo con đường tư bản mà trở nên hùng mạnh nên họ muốn dựa vào vào Nhật Bản để bạo động cứu nước
Bài tập 4
Khởi nghĩa Yên Thế:
Mục đích
Chỗng lại chính sách bình định của Pháp, bảo vệ cuộc sống của mình.
Lực lượng tham gia
Nông dân.
Phương thức đấu tranh
Khởi nghĩa vũ trang nhưng có giai đoạn hòa hoãn, có giai đoạn tác chiến.
Các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương
Mục đích:
Đánh Pháp giành lại độc lập, khôi phục lại chế độ phong kiến
Lực lượng tham gia:
Đông đảo văn thân, sĩ phu, nông dân.
Phương thức đấu tranh:
Khởi nghĩa vũ trang.