BÀI TẬP CUỐI KÌ II MÔN LỊCH SỬ LỚP 8 Câu 1. Trình bày nguyên nhân nhà Nguyễn chống Pháp thất bại. Từ sự thất bại của nhà Nguyễn, ta rút ra được bài họ

BÀI TẬP CUỐI KÌ II MÔN LỊCH SỬ LỚP 8
Câu 1. Trình bày nguyên nhân nhà Nguyễn chống Pháp thất bại. Từ sự thất bại của nhà Nguyễn, ta rút ra được bài học gì?
Câu 2. Trình bày hiểu biết của em về Phan Bội Châu. Phong trào Đông du diễn ra như thế nào?
Câu 3. Trình bày con đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành (1911-1917)? Con đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành có gì khác so với các vị tiền bối?

0 bình luận về “BÀI TẬP CUỐI KÌ II MÔN LỊCH SỬ LỚP 8 Câu 1. Trình bày nguyên nhân nhà Nguyễn chống Pháp thất bại. Từ sự thất bại của nhà Nguyễn, ta rút ra được bài họ”

  1. Câu 1 :

    -Một là: Triều đình không có đường lối kháng chiến đúng đắn, tư tưởng lại thiên về chủ hoà, không đoàn kết với nhân dân, bạc nhược trước sức mạnh của kẻ thù. Triều đình nhà Nguyễn phải chịu trách nhiệm chính trong việc để mất nước ta vào tay thực dân Pháp.

    Hai là: Nhân dân yêu nước, chiến đấu anh dũng nhưng các cuộc kháng chiến diễn ra lẻ tẻ, tự phát, dễ bị thực dân Pháp từng bước đàn áp.

    Ba là: Tương quan lực lượng chênh lệch, đặc biệt là sự chênh lệch về trang bị vũ khí. Quân Pháp tinh nhuệ, được trang bị vũ khí hiện đại, hơn hẳn về trình độ tác chiến và tổ chức quân đội.

    *Bài học kinh nghiệm:

    – Cần có một lực lượng xã hội tiên tiến, có đủ năng lực lãnh đạo.

    -Phải có sự phối hợp giữa các cuộc khởi nghĩa.

    -Phải chủ động, linh hoạt trong cách đánh…Trong phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX.

    Câu 2 :

    – Phan Bội Châu sinh ngày 26 tháng 12 năm 1867 tại làng Đan Nhiễm, xã Xuân Hòa, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.

    Cha ông là Phan Văn Phổ, mẹ là Nguyễn Thị Nhàn. Ông nổi tiếng thông minh từ bé, năm 6 tuổi học 3 ngày thuộc hết Tam Tự Kinh, 7 tuổi ông đã đọc hiểu sách Luận Ngữ, 13 tuổi ông thi đỗ đầu huyện.

    Thuở thiếu thời ông đã sớm có lòng yêu nước. Năm 17 tuổi, ông viết bài “Hịch Bình Tây Thu Bắc” đem dán ở cây đa đầu làng để hưởng ứng việc Bắc Kỳ khởi nghĩa kháng Pháp. Năm 19 tuổi (1885), ông cùng bạn là Trần Văn Lương lập đội “Sĩ tử Cần Vương” (hơn 60 người) chống Pháp, nhưng bị đối phương kéo tới khủng bố nên phải giải tán.

    Gia cảnh khó khăn, ông đi dạy học kiếm sống và học thi. Khoa thi năm Đinh Dậu (1897) ông đã lọt vào trường nhì nhưng bạn ông là Trần Văn Lương đã cho vào tráp mấy cuốn sách nhưng ông không hề biết nên ông bị khép tội hoài hiệp văn tự (mang văn tự trong áo) nên bị kết án chung thân bất đắc ứng thí (suốt đời không được dự thi).

    – Trong số những người yêu nước đón nhận con đường cứu nước dân chủ tư sản, cùng màu da, cùng văn hoá Hán học, lại đi theo con đường tư bản châu Âu, đã giàu mạnh lên và đánh thắng đế quốc Nga (năm 1905) nên có thể nhờ cậy được.
    Để thực hiện ý định trên, các nhà yêu nước lập ra Hội Duy tân (1904) do Phan Bội Châu đứng đầu. Mục đích của Hội là lập ra một nước Việt Nam độc lập.
    Lúc đầu, phong trào Đông du hoạt động thuận lợi ; số học sinh sang Nhật có lúc lên tới 200 người. Đến tháng 9 – 1908. thực dân Pháp câu kết với Nhật và yêu cầu nhà cầm quyền nước này trục xuất những người yêu nước Việt Nam. Tháng 3 – 1909. Phan Bội Châu buộc phải rời Nhật Bản. Phong trào Đông du tan rã. Hội Duy tân ngừng hoạt động.

    CÂU 3 : 

    con đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành (1911-1917) là : 

    + Ngày 5/5/1911, từ cảng Nhà Rồng ( Sài Gòn) , Ng~ Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước.

    + Năm 1917, Ng~ Tất Thành trở lại Pháp , tham gia hoạt động trong Hội nh~ người VN yêu nước ở Pa – ri.

    + Ng~ Tất Thành sống và làm việc trong phong trào công nhân Pháp, tiếp nhận ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga.

    * Những hoạt động yêu nước của Ng~ Tất Thành tuy chỉ mới là bước đầu nhưng là điều kiện để Người xác định đúng con đường đi cứu nước đúng cho dân tộc VN.

    Hướng đi của người có những điểm mới so với những nhà yêu nước chống Pháp trước đó là:

    – Người chọn cho mình con đường sang phương Tây, sang chính đất nước đang kìm hãm, đô hộ đất nước mình, nơi có nền kinh tế, khoa học – kĩ thuật phát triển, nơi có tư tưởng “Tự do – Bình đẳng – Bác ái”

    – Đó là một con đường đúng đắn, sáng suốt. Nó không mang tính chủ quan hay cải lương mà nó mang tính chất thời đại, chỉ có đi sâu vào tìm hiểu chính kẻ thù của mình để tìm ra điểm yếu, đúng sai, tìm ra bản chất thì mới nhận diện kẻ thù một cách chính xác nhất.

    Bình luận
  2. Câu 1: Nguyên nhân nào khiến cho cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược của quân dân ta (1858 – 1884) thất bại bao gồm:

    – Triều đình không có đường lối kháng chiến đúng đắn, tư tưởng lại thiên về chủ hoà, không đoàn kết với nhân dân. 

    – Quần chúng nhân dân chiến đấu anh dũng nhưng các cuộc kháng chiến diễn ra lẻ tẻ, tự phát, chưa có đường lối đúng đắn và giai cấp tiên tiến lãnh đạo.

      – Tương quan lực lượng chênh lệch, đặc biệt là sự chênh lệch về trang bị vũ khí. Quân Pháp tinh nhuệ, được trang bị vũ khí hiện đại, hơn hẳn về trình độ tác chiến và tổ chức quân đội.chúng ta cần:         + học tập và nâng cao trình độ nhận thức về mọi mặt hiểu biết sâu sắc về truyền thống dựng nước và giữ nước của ông cha ta.

           +thấy rõ sự thiêng liêng cao quý bất khả xâm phạm về chủ quyền lãnh thổ. +Thực hiện tốt về các chương trình giáo dục về công tác quốc phòng an ninh + sẵn sàng tham gia nhiệm vụ quốc phòng khi đủ tuổi.

           + tuyên truyền cho mọi người về bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của nước ta.

    Câu 2:

    -Phan Bội Châu (1867 – 1940) là một danh sĩ và là nhà cách mạng Việt Nam, hoạt động trong thời kỳ Pháp thuộc.

    -Trong số những người yêu nước đón nhận con đường cứu nước dân chủ tư sản, cùng màu da, cùng văn hoá Hán học, lại đi theo con đường tư bản châu Âu, đã giàu mạnh lên và đánh thắng đế quốc Nga (năm 1905) nên có thể nhờ cậy được.
    Để thực hiện ý định trên, các nhà yêu nước lập ra Hội Duy tân (1904) do Phan Bội Châu đứng đầu. Mục đích của Hội là lập ra một nước Việt Nam độc lập.
    Lúc đầu, phong trào Đông du hoạt động thuận lợi ; số học sinh sang Nhật có lúc lên tới 200 người. Đến tháng 9 – 1908. thực dân Pháp câu kết với Nhật và yêu cầu nhà cầm quyền nước này trục xuất những người yêu nước Việt Nam. Tháng 3 – 1909. Phan Bội Châu buộc phải rời Nhật Bản. Phong trào Đông du tan rã. Hội Duy tân ngừng hoạt động.

    Câu 3:

    * những hoạt động :

    + Ngày 5/5/1911, từ cảng Nhà Rồng ( Sài Gòn) , Ng~ Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước.

    + Năm 1917, Ng~ Tất Thành trở lại Pháp , tham gia hoạt động trong Hội nh~ người VN yêu nước ở Pa – ri.

    + Ng~ Tất Thành sống và làm việc trong phong trào công nhân Pháp, tiếp nhận ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga.

    *

    – Trong khi Phan Bội Châu chủ trương dựa vào Nhật Bản để đánh thực dân Pháp, Phan Châu Trinh chủ trương dựa vào Pháp để đánh đổ chế độ phong kiến nhà Nguyễn, thì Nguyễn Tất Thành nhận thức được rằng muốn đánh đuổi thực dân Pháp thì phải dựa vào sức mình là chính, tức là phải huy động sức mạnh đoàn kết của toàn dân.

    – Các bậc tiến bối chưa nhận thức sâu sắc bản chất bóc lột của chủ nghĩa đế quốc (bằng chứng là việc Phan Bội Châu dựa vào Nhật Bản, Phan Châu Trinh dựa vào Pháp thì Nguyễn Tất Thành đã nhận thức sâu sắc bản chất bóc lột của chúng. Vì thế, Nguyễn Tất Thành đã sang thẳng phương Tây, đến thẳng nước Pháp

    – kẻ thù đang trực tiếp thống trị nhân dân Việt Nam – để tìm hiểu rõ về kẻ thù của mình, hiểu rõ thực chất đằng sau khẩu hiệu “Tự do – Bình đẳng – Bác ái” là gì

    – Ngày 5-6-1911, Nguyễn Tất Thành ra đi tim đường cứu nước tại bến Nhà Rổng. Hướng Người đi chính là phương Tây. Đây là một hướng đi hoàn toàn mới so với các bậc tiến bối, khi mà họ chủ yếu sang các nước ở phương Đông.

    Bình luận

Viết một bình luận