BAÌ TẬP LỊCH SỬ LỚP 6
câu 1: Đất nước và nhân dân thời Âu lạc dưới thời thuộc Hán có gì thay đổi? Em có nhận xét gì về các chính sách cai trị của nhà Hán đối với nhân dân ta?
Câu 2) Em có suy nghĩ gì về lời nhận xét của nhà sử học Lê Văn Hưu (trang 49 –SGK)khi nói về cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng?
Câu 3) Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng? Để ghi nhớ công lao của Hai Bà Trưng hằng năm ta kỉ niệm vào thời gian nào?
Câu 1: Đất nước và nhân dân Âu Lạc dưới thời thuộc Hán nhiều thay đổi:
– Đất nước mất hoàn toàn độc lập, bị chia thành 6 quận, sáp nhập vào lãnh thổ Trung Quốc.
– Nhân dân ta phải chịu ách đô hộ tàn bạo, với những chính sách bóc lột và chế độ cai trị thâm hiểm.
Đất nước và nhân dân Âu Lạc dưới thời thuộc Hán nhiều thay đổi:
– Đất nước mất hoàn toàn độc lập, bị chia thành 6 quận, sáp nhập vào lãnh thổ Trung Quốc.
– Nhân dân ta phải chịu ách đô hộ tàn bạo, với những chính sách bóc lột và chế độ cai trị thâm hiểm.
Câu 2:
Về lời nhận xét của Lê Vãn Hưu chứng tỏ:
– Lòng yêu nước, ý chí độc lập dân tộc của dân tộc ta.
– Nhân dân ta vô cùng căm phẫn chính sách cai trị tàn bạo của bọn đô hộ nên sẵn sàng nổi dậy khi có thời cơ.
– Dân lộc ta đủ sức giành và giữ vững nền độc lập dân tộc.
Câu 3: mình chưa nghĩ ra, xl nha
Chúc bn hk tốt!!!
Câu 1 :
-Đất nước mất hoàn toàn độc lập, bị chia thành 3 quận: Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam, gộp với 6 quận của Trung Quốc thành châu Giao.
– Nhân dân ta phải chịu ách đô hộ tàn bạo, với những chính sách bóc lột và chế độ cai trị thâm hiểm.
• N/xét : Chính sách cai trị của bọn đỏ hộ đối với nhân dân ta vô cùng tàn bạo, chia lại đơn vị hành chính, cử quan lại người Hán cai trị tới cấp huyện, tiến hành bóc lột dã man bằng các loại thuế và lao dịch nặng nề
Câu 2 :
nhận xét :
– Lòng yêu nước, ý chí độc lập dân tộc của nhân dân ta.
– Nhân dân ta vô cùng căm phẫn chính sách thống trị tàn bạo của chế độ phong kiến phương Bắc nên sẵn sàng nổi dậy khi có thời cơ.
– Dân tộc ta đủ sức giành và giữ vững nền độc lập dân tộc.
Câu 3 :
Nguyên nhân thắng lợi:
– Nhân dân hết lòng ủng hộ.
– Sự chỉ huy tài ba xuất sắc của Hai Bà Trưng.
– Nghĩa quân chiến đấu vô cùng dũng cảm.
Ý nghĩa lịch sử:
– Nền độc lập dân tộc được khôi phục.- Thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí quyết chiến, quyết thắng của dân dân tộc. khẳng định ý thức độc lập của dân tộc. – Khẳng định vai trò lớn lao của người phụ nữ Việt Nam.
• còn câu “kỉ niệm công lao Hai Bà Trưng thì tui ko bt