Bài tập thêm: Đậu Hà Lan: A- hạt vàng trội hoàn toàn, a- hạt xanh; B- thân cao trội hoàn toàn, b- thân thấp. Giao phấn giữa hai cây đậu thuần chủng kh

Bài tập thêm: Đậu Hà Lan: A- hạt vàng trội hoàn toàn, a- hạt xanh; B- thân cao trội hoàn
toàn, b- thân thấp. Giao phấn giữa hai cây đậu thuần chủng khác nhau về 2 cặp tính
trạng tương phản, thu được F1. Cho giao phấn F1 với một cây khác thu được thế hệ lai
có 816 cây, trong đó có 102 cây hạt xanh, thân thấp.
a. Biện luận xác định kiểu hình, kiểu gen của cây đem lai với F1?
b. Để thu được đời con 75% cây hạt vàng, thân cao cần chọn cây đem lai với F1
có kiểu hình và kiểu gen ntn? Biết mỗi gen quy định 1 tính trạng, PLĐL, ko xuất hiện đột biến.

0 bình luận về “Bài tập thêm: Đậu Hà Lan: A- hạt vàng trội hoàn toàn, a- hạt xanh; B- thân cao trội hoàn toàn, b- thân thấp. Giao phấn giữa hai cây đậu thuần chủng kh”

  1. Quy ước

    $A:$hạt vàng

    $a:$ hạt xanh

    $B:$ thân cao

    $b:$thân thấp

    a.

    P thuần chủng khác nhau 2 cặp tính trạng 

    $→$ F1 dị hợp 2 cặp gen: $AaBb$

    Xét tỉ lệ kiểu hình ở F2 có cây hạt xanh, thân thấp ($aabb$) chiếm:

    $\frac{102}{816}≈\frac{1}{8}aabb=\frac{1}{4}ab*\frac{1}{2}ab$

    mà cây F1 cho loại giao tử $ab=\frac{1}{4}$

    $→$ cây được cho giao phấn với F1 phải cho $ab=\frac{1}{2}$

    $⇒$ Cây còn lại là:

    + TH1: $aaBb$: hạt xanh, thân cao

    + TH2: $Aabb$: hạt vàng thân thấp

    b.

    Xét tỉ lệ cây hạt vàng,thân cao ở F1 chiếm 75%

    25%<56,25%<75%<100%

    + 25% là tỉ lệ đời con hạt vàng thân cao khi cây còn lại cho 1 loại giao tử là $ab$ ($aabb$)

    + 56,25% là tỉ lệ đời con hạt vàng thân cao khi cây còn lại cho 4 loại giao tử với tỉ lệ ngang nhau ($AaBb$)

    + 100% là tỉ lệ đời con hạt vàng thân cao khi cây còn lại cho 1 loại giao tử là $AB$ ($AABB$)

    $→$cây còn lại cho 2 loại giao tử (1 cặp đồng hợp, 1 cặp dị hợp)

    Mà cây có 1 cặp đồng hợp lặn lai với F1 không thể cho đời con có hạt vàng thân cao chiếm 75%

    $⇒$ Cây còn lại chỉ có thể chứa 1 cặp gen đồng hợp trội, 1 cặp dị hợp

    + TH1: $AABb$: Hạt vàng, thân cao

    + TH2: $AaBB$: Hạt vàng thân cao

    Bình luận
  2. a. – P thuần chủng, mang 2 cặp tính trạng tương phản

    → $F_{1}$ dị hợp 2 cặp gen → $F_{1}$ có kiểu gen là AaBb (vàng, trơn).

    – $F_{1}$ có $\frac{1}{8}aabb=\frac{1}{2}aa$ x $\frac{1}{4}bb$ = (Aa x aa) (Bb x Bb) = AaBb x aaBb

                               = $\frac{1}{4}aa$ x $\frac{1}{2}bb$ = (Aa x Aa) (Bb x bb) = AaBb x Aabb

    – Vậy kiểu gen của cây đem lai với $F_{1}$ là aaBb (xanh, trơn) hoặc Aabb (vàng, nhăn).

    b. – $F_{2}$ có $\frac{3}{4}A-B-=\frac{3}{4}A-$ x $100\%B-$ = (Aa x Aa) (BB x Bb) = AaBb x AaBB

                                           = $100\%A-$ x $\frac{3}{4}B-$ = (AA x Aa) (Bb x Bb) = AaBb x AABb

    – Vậy cần chọn cây đem lai với $F_{1}$ có kiểu gen là AaBB (vàng, trơn) hoặc AABb (vàng, trơn) để thu được kiểu hình như mong muốn.

    Bình luận

Viết một bình luận