BÀI TẬP TỰ LUYỆN CHƯƠNG II: ÂM HỌC I. TRẮC NGHIỆM Bài 1: Khi dùng dùi gỗ gõ vào mõ. Khi đó: A. Dùi gỗ phát ra tiếng kêu. B. Mõ phát ra tiếng kêu. C. M

By Natalia

BÀI TẬP TỰ LUYỆN CHƯƠNG II: ÂM HỌC
I. TRẮC NGHIỆM
Bài 1: Khi dùng dùi gỗ gõ vào mõ. Khi đó:
A. Dùi gỗ phát ra tiếng kêu. B. Mõ phát ra tiếng kêu.
C. Mõ cùng dùi phát ra tiếng kêu. D. Cột không khí trong mõ phát ra tiếng kêu.
Bài 2: Khi rót nước vào cốc thuỷ tinh: Khi đó:
A. Cốc thuỷ tinh phát ra tiếng kêu. B. Nước trong cốc phát ra tiếng kêu
C. Cột không khí trong cốc phát ra tiếng kêu. D. Nước cùng cố phát ra tiếng kêu.
Bài 3: Khi có gió thổi qua rặng cây, tai ta nghe tiếng lào xào. Âm đó do:
A. Ngọn cây phát ra. B.Là cây phát ra.
C. Luồng gió phát ra. D. Luồng gió cùng lá cây phát ra.
Bài 4: Khi ta thổi tù và, khi đó:
A. Miệng của tù và phát ra tiếng kêu.
B. Thân của tù và phát ra tiếng kêu.
C. Cột không khí trong tù và phát ra tiếng kêu
D. Không khí xung quanh tù và phát ra tiếng kêu
Bài 5: Những nhạc cụ phát ra âm nhờ cột không khí dao động:
A. Sáo. B. Khèn. C. Tù và. D. A, B và C
Bài 6: Khi ta thổi còi, khi đó vật phát ra tiếng kêu là:
A. Miệng còi nơi ta thổi. B.Hạt bi trong còi.
C. Lỗ thoát hơi của còi. D. Còi và luồng khí ta thổi.
Bài 7: Khi người ta huýt sáo, khi đó:
A. Miệng ngưòi đó phát ra âm thanh. B. Lưỡi người đó phát ra âm thanh.
C. Luồng khí ta thổi phát ra âm thanh. D. Miệng và luồng khí phát ra âm thanh.
Bài 8: Khi mặt hồ gợn sóng lăn tăn, nhưng tai ta không nghe âm phát ra vì:
A. Mặt nước không thể phát ra âm thanh. B. Mặt nước không phải là nguồn âm.
C. Sóng không phải là nguồn âm. D. Tần số dao động nhỏ hơn 20Hz.
Bài 9: Tiếng chuông nghe bổng hơn tiếng trống vì:
A. Mặt trống làm bằng da, tang trống làm bằng gỗ.
B. Chuông làm bằng đồng và có hình dáng thon.
C. Mặt trống dao động với tần số cao hơn chuông.
D. Chuông dao động với tần số cao hơn trống.
Bài 10: Kéo lệch một con lắc dây và buông nhẹ cho dao động. Khi đó ta không nghe thấy âm phát ra vì:
A. Con lắc không phải là nguồn âm. B. Con lắc dao động quá nhẹ.
C. Con lắc dao động với tần số bé. D. Con lắc dao động với tần số quá cao. Bài 11: Khi gẫy đàn ghi ta, trên cùng một dây nếu ta bấm vào các phím khác nhau thì âm phát ra khác nhau vì:
A. Chiều dài của dây thay đổi làm tần số dao động thay đổi.
B. Chiều dài của dây không thay đổi nhưng do gẫy nhanh.
C. Chiều dài của dây không thay đổi nhưng do gẫy chậm.
D. Chiều dài của dây dao động thay đổi và do gẫy nhanh.
Bài 12: Tiếng nói của người khác nhau là do:
A. Tần số mấp máy của miệng khác nhau.
B. Tần số dao động của thanh quản khác nhau.
C. Tần số dao động của thanh quản và vòm họng khác nhau.
D. Có người nói nhanh, người nói chậm khác nhau.
Bài 13: Khi gõ vào cùng một vị trí của mặt trồng, nếu:
A. Gõ nhanh thì âm phát ra cao (bổng).
B. Gõ chậm âm phát ra trầm.
C. Gõ nhanh hay chậm âm phát ra vẫn cùng tần số.
D. Gõ mạnh âm phát ra cao (bổng).
Bài 14: Tai ta không nghe được những âm có:
A. Tần số 56Hz. B. Tần số 256Hz. C. Tần số 2200Hz. D.Tần số 22000Hz.
Bài 15: Tai ta nghe được âm bổng khi:
A. Tần số dao động của nguồn tăng. B. Tần số dao động của nguồn giảm.
C. Nguồn âm dao động mạnh. D. Tần số dao động của nguồn cao.
Bài 16: Khi đi xe đạp, ta bóp phanh khi đó ta nghe tiếng rít là do:
A. Bánh xe đạp quay nhanh quá. B. Má phanh cản trở sự quay của bánh xe.
C. Má phanh cùng với bánh xe dao động. D. Bánh xe quay chậm dần.
Bài 17: Tai người nghe khó chịu khi:
A. Độ to của âm cỡ 40dB. B. Độ to của âm cỡ 120dB
C. Độ to của âm cỡ 60dB D. Độ to của âm cỡ 70dB.
Bài 18: Một con lắc dây dao động, nhưng ta không nghe âm phát ra vì:
A. Con lắc không phải là nguồn âm. B. Con lắc phát ra âm quá nhỏ.
C. Biên độ dao động của con lắc bé. D. Tần số dao động của con lắc nhỏ hơn 20Hz.
Bài 19: Ở xa không nghe rỗ tiếng người nói còn tiếng loa phóng thanh thì nghe rất rõ vì:
A. Tần số âm thanh của loa phát ra lớn hơn. B. Âm thanh của loa phát ra ro hơn.
C. Âm của loa phát ra trầm hơn. D. Tần số âm của người khác tần số âm của loa.
Bài 20: Khi một nghệ sỹ thổi sáo, muốn âm thanh phát ra lớn khi đó:
A. Người nghệ sỹ phải thổi mạnh. B. Người nghệ sỹ phải thổi nhẹ và đều.
C. Tay người nghệ sỹ bấm các nốt phải đều. D. Tay phải bấm đóng tất cả các nốt trên

0 bình luận về “BÀI TẬP TỰ LUYỆN CHƯƠNG II: ÂM HỌC I. TRẮC NGHIỆM Bài 1: Khi dùng dùi gỗ gõ vào mõ. Khi đó: A. Dùi gỗ phát ra tiếng kêu. B. Mõ phát ra tiếng kêu. C. M”

  1. Đáp án:

     1-d,2-b,3-+a,4-c,5-d,6-d,7-a,8-c,9-c,10-c,11-d,12-a,13-a,14-a,15-c,16-a,17-b,18-c,19-c,20-a.

    Giải thích các bước giải:

     cho mik ctlhn nha

    chuc bn hoc tot

    Trả lời

Viết một bình luận