Bài thơ Tức cảnh Pác Bó của Hồ Chí Minh đã gợi tả đời sống vật chất và tinh thần của Bác ở Pác Bó như thế nào?
0 bình luận về “Bài thơ Tức cảnh Pác Bó của Hồ Chí Minh đã gợi tả đời sống vật chất và tinh thần của Bác ở Pác Bó như thế nào?”
on đường làm cách mạng của Bác đã đi suốt cuộc đời Bác, Người đã phải chịu bao gian khổ, hiểm nguy, nhiều lần bị bắt giam nhưng ý chí sắt đá và tinh thần gang thép đã đẩy bước chân Người đi xa để bắt gặp được Chủ nghĩa Mác-Leenin, tìm ra con đường giải phóng dân tộc. Ba mươi năm, chặng đường ấy đã khiến người cha ấy khó nhọc đến nhường nào để rồi khi trở về trên quê hương, Người mang hy vọng lớn trong nỗi niềm giải cứu đất nước của nhân dân Việt Nam. Bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” đã được Bác vô tư, vui vẻ viết nên để kể về cuộc sống dưới hang đá tỉnh Cao Bằng, dù thiếu thốn, gian khổ nhưng Người vẫn vui, vẫn lạc quan và cảm thấy “sang”. Qua đó phản ánh được hoạt động sôi nổi, tuần hoàn của cuộc sống làm cách mạng bí mật đầy gian nan
Mọi khó khăn, thử thách đều là những mặt phù du bề ngoài, cuộc sống vẫn luôn niềm nở, vui vẻ bởi ở Bác luôn có một tinh thần cao thượng, mặc cho những thiếu thốn, chật vật trong cuộc sống nhưng vẫn luôn vô tư, yêu đời. Người làm thơ khi nhân một sự việc, một cảnh tượng nào đó mà khi đó cảm hứng nhà thơ xuất hiện thì được gọi là “tức cảnh”. Nhan đề bài thơ vốn đã nói lên nội dung lời thơ, “tức cảnh” chính là ngắm cảnh với cảm xúc cao hứng, nảy ra ý thơ hay. Đó là lối làm thơ mang nét truyền thống của cha ông ta thời xưa.Với việc gợi tả nên cảnh Pác Bó – nơi nhà thơ làm việc và diễn ra các hoạt động sinh hoạt, những ngày tháng cách mạng gian khổ của Bác đã gợi nên cảm xúc yêu thích, thoải mái, tự nhiên để người cao hứng làm nên thơ.
Một con người dù “bị trói chân tay” vẫn cảm nhận được “chim ca rộn núi, hương bay ngát rừng” chắc chắn phải có tâm hồn nhạy cảm và phong phú trước vẻ đẹp của thiên nhiên. Chỉ có điều, ở bài thơ Tức cảnh Pác Bó, yêu cầu của nhiệm vụ cách mạng đã được Bác đặt cao hơn mà thôi.
Câu thơ thứ nhất có một số người muốn sửa lại thành “Tối ra bờ suối, sáng vào hang”. Họ cho rằng viết như thế mới phù hợp với tình hình bí mật của cách mạng lúc bấy giờ. Nghệ thuật là sự phản ánh hiện thực qua lăng kính chủ quan của người nghệ sĩ. Thơ ca đòi hỏi phải bắt rễ sâu vào đời sống song không có nghĩa là sao chép lại y nguyên thực tế ấy. Nếu đảo lại vị trí của hai từ chỉ thời gian, câu thơ sẽ chỉ dừng lại ở mức độ làm tư liệu lịch sử. Chính cái hành động “tối vào hang”, “sáng ra bờ suối” mới thể hiện được đặc trưng luôn hướng ra ánh sáng, sự sống, tương lai của hình tượng thơ Bác. Đó chẳng phải là niềm tin, là tinh thần lạc quan cách mạng hay sao?
Nếu câu thơ đầu có tính chất nêu sự việc một cách khái quát thì câu thứ hai lại đi vào chi tiết cụ thể: “Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng”. Hình ảnh thơ cứ gợi ta nhớ về cuộc sống đạm bạc mà thanh cao của Bạch Vân cư sĩ thuở xưa: “Thu ăn măng trúc, đông ăn giá / Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao“. Ở những câu thơ mở đầu của Tức cảnh Pác Bó, Hồ Chí Minh đã diễn tả một cách tự nhiên cuộc sống của mình ở hang Pác Bó. Sự thiếu thốn đó là lẽ thường và cũng là một sự thật ở nơi núi rừng. Giữa khung cảnh trời đất có núi non, suối nguồn, bàn thạch, người xưa thường uống rượu, múa vài ba đường kiếm hay san thi, định kinh còn Hồ Chí Minh thì “dịch sử Đảng” – công việc quan trọng có ảnh hưởng quyết định đối với phong trào cách mạng nước ta.
Thực chất việc “dịch” của Bác là tìm tòi, sáng tạo để tìm ra con đường riêng cho cách mạng Việt Nam và nối kết cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới. Và vì thế, tuy đời sống vật chất đầy khó khăn, thiếu thốn nhưng với Người: “Cuộc đời cách mạng thật là sang”. Câu thơ ngụ một nét cười hóm hỉnh đầy lạc quan của người chiến sĩ cách mạng.
Tức cảnh Pác Bó là bài thơ giản dị pha lẫn giọng vui đùa, hóm hỉnh. Qua bài thơ, ta thấy được tư thế ung dung của Hồ Chí Minh trong hoàn cảnh cuộc sống cách mạng nhiều khó khăn gian khổ. Mặt khác, bài thơ cũng cho thấy sự gắn bó sâu sắc giữa tâm hồn nhà thơ với thiên nhiên, quê hương, đất nước.
on đường làm cách mạng của Bác đã đi suốt cuộc đời Bác, Người đã phải chịu bao gian khổ, hiểm nguy, nhiều lần bị bắt giam nhưng ý chí sắt đá và tinh thần gang thép đã đẩy bước chân Người đi xa để bắt gặp được Chủ nghĩa Mác-Leenin, tìm ra con đường giải phóng dân tộc. Ba mươi năm, chặng đường ấy đã khiến người cha ấy khó nhọc đến nhường nào để rồi khi trở về trên quê hương, Người mang hy vọng lớn trong nỗi niềm giải cứu đất nước của nhân dân Việt Nam. Bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” đã được Bác vô tư, vui vẻ viết nên để kể về cuộc sống dưới hang đá tỉnh Cao Bằng, dù thiếu thốn, gian khổ nhưng Người vẫn vui, vẫn lạc quan và cảm thấy “sang”. Qua đó phản ánh được hoạt động sôi nổi, tuần hoàn của cuộc sống làm cách mạng bí mật đầy gian nan
Mọi khó khăn, thử thách đều là những mặt phù du bề ngoài, cuộc sống vẫn luôn niềm nở, vui vẻ bởi ở Bác luôn có một tinh thần cao thượng, mặc cho những thiếu thốn, chật vật trong cuộc sống nhưng vẫn luôn vô tư, yêu đời. Người làm thơ khi nhân một sự việc, một cảnh tượng nào đó mà khi đó cảm hứng nhà thơ xuất hiện thì được gọi là “tức cảnh”. Nhan đề bài thơ vốn đã nói lên nội dung lời thơ, “tức cảnh” chính là ngắm cảnh với cảm xúc cao hứng, nảy ra ý thơ hay. Đó là lối làm thơ mang nét truyền thống của cha ông ta thời xưa. Với việc gợi tả nên cảnh Pác Bó – nơi nhà thơ làm việc và diễn ra các hoạt động sinh hoạt, những ngày tháng cách mạng gian khổ của Bác đã gợi nên cảm xúc yêu thích, thoải mái, tự nhiên để người cao hứng làm nên thơ.
Một con người dù “bị trói chân tay” vẫn cảm nhận được “chim ca rộn núi, hương bay ngát rừng” chắc chắn phải có tâm hồn nhạy cảm và phong phú trước vẻ đẹp của thiên nhiên. Chỉ có điều, ở bài thơ Tức cảnh Pác Bó, yêu cầu của nhiệm vụ cách mạng đã được Bác đặt cao hơn mà thôi.
Câu thơ thứ nhất có một số người muốn sửa lại thành “Tối ra bờ suối, sáng vào hang”. Họ cho rằng viết như thế mới phù hợp với tình hình bí mật của cách mạng lúc bấy giờ. Nghệ thuật là sự phản ánh hiện thực qua lăng kính chủ quan của người nghệ sĩ. Thơ ca đòi hỏi phải bắt rễ sâu vào đời sống song không có nghĩa là sao chép lại y nguyên thực tế ấy. Nếu đảo lại vị trí của hai từ chỉ thời gian, câu thơ sẽ chỉ dừng lại ở mức độ làm tư liệu lịch sử. Chính cái hành động “tối vào hang”, “sáng ra bờ suối” mới thể hiện được đặc trưng luôn hướng ra ánh sáng, sự sống, tương lai của hình tượng thơ Bác. Đó chẳng phải là niềm tin, là tinh thần lạc quan cách mạng hay sao?
Nếu câu thơ đầu có tính chất nêu sự việc một cách khái quát thì câu thứ hai lại đi vào chi tiết cụ thể: “Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng”. Hình ảnh thơ cứ gợi ta nhớ về cuộc sống đạm bạc mà thanh cao của Bạch Vân cư sĩ thuở xưa: “Thu ăn măng trúc, đông ăn giá / Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao“. Ở những câu thơ mở đầu của Tức cảnh Pác Bó, Hồ Chí Minh đã diễn tả một cách tự nhiên cuộc sống của mình ở hang Pác Bó. Sự thiếu thốn đó là lẽ thường và cũng là một sự thật ở nơi núi rừng. Giữa khung cảnh trời đất có núi non, suối nguồn, bàn thạch, người xưa thường uống rượu, múa vài ba đường kiếm hay san thi, định kinh còn Hồ Chí Minh thì “dịch sử Đảng” – công việc quan trọng có ảnh hưởng quyết định đối với phong trào cách mạng nước ta.
Thực chất việc “dịch” của Bác là tìm tòi, sáng tạo để tìm ra con đường riêng cho cách mạng Việt Nam và nối kết cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới. Và vì thế, tuy đời sống vật chất đầy khó khăn, thiếu thốn nhưng với Người: “Cuộc đời cách mạng thật là sang”. Câu thơ ngụ một nét cười hóm hỉnh đầy lạc quan của người chiến sĩ cách mạng.
Tức cảnh Pác Bó là bài thơ giản dị pha lẫn giọng vui đùa, hóm hỉnh. Qua bài thơ, ta thấy được tư thế ung dung của Hồ Chí Minh trong hoàn cảnh cuộc sống cách mạng nhiều khó khăn gian khổ. Mặt khác, bài thơ cũng cho thấy sự gắn bó sâu sắc giữa tâm hồn nhà thơ với thiên nhiên, quê hương, đất nước.
Đây nhé bạn chúc bạn học tốt