“Bản chất của việc học, xét cho đến cùng, lại chính là tự học. Cuộc đời ta không thể cứ mãi lệ thuộc vào cha mẹ hay thầy cô dìu dắt ta mãi. Vì nếu ta

“Bản chất của việc học, xét cho đến cùng, lại chính là tự học. Cuộc đời ta không thể cứ mãi lệ thuộc vào cha mẹ hay thầy cô dìu dắt ta mãi. Vì nếu ta cứ thụ động dựa vào sự dìu dắt đó thì thử hỏi cho đến bao giờ ta mới có thể thực sự trưởng thành? Đành rằng khi còn nhỏ sự dìu dắt của cha mẹ hay thầy cô là không thể thiếu, nhưng đến một lúc nào đó, ta phải đi trên con đường đời của mình bằng chính đôi chân mình và tự học lấy những gì cần thiết. Bởi vì, mọi thứ hỗ trợ của cha mẹ và thầy cô đều chỉ là những giúp đỡ bên ngoài. Trong khi đó, nỗ lực tự học mới là nỗ lực tự thân, nỗ lực xuất phát từ khát vọng mãnh liệt bên trong chính ta. Và chính nỗ lực tự thân này mới là điều quyết định bạn sẽ học được gì hữu ích trong cuộc đời này”. (Trích Kỹ năng tự học suốt đời – Lại Thế Luyện)
a. Nêu nội dung chính của đoạn trích trên. (1.0 điểm)
b. Nêu 02 lí do vì sao phải tự học. (1.0 điểm)
c. Xác định 01 câu trần thuật có trong đoạn và cho biết chức năng chính của nó. (1.0 điểm)
Câu 2 (3.0 điểm) Từ nội dung đoạn trích trên, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 01 trang giấy thi) nêu suy nghĩ của em về tinh thần tự học.
Câu 3 (4.0 điểm) Từ văn bản “Bàn luận về phép học” của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, nêu suy nghĩ của em về mối quan hệ giữa học và hành.
Giúp mình với

0 bình luận về ““Bản chất của việc học, xét cho đến cùng, lại chính là tự học. Cuộc đời ta không thể cứ mãi lệ thuộc vào cha mẹ hay thầy cô dìu dắt ta mãi. Vì nếu ta”

  1. a, Nội dung chính của đoạn trích là ý nghĩa, vai trò quan trọng của việc tự học và vai trò của sự tự nỗ lực tự học trong cuộc sống.

    b, Có hai lý do phải tự học. Lý do thứ nhất đó là ta không thể mãi mãi dựa dẫm vào sự trợ giúp từ bố mẹ và thầy cô vì rồi sẽ đến lúc ta buộc phải chấm dứt sự thụ động của chính bản thân để tự nỗ lực học tập. Lý do thứ hai đó là chỉ có bằng tự học ta mới có thể thực sự một hành trình tự thân vững bền, vững chãi trong cuộc đời mình, xuất phát từ khát vọng mãnh liệt bên trong.

    c, Câu trần thuật “Bởi vì, mọi thứ hỗ trợ của cha mẹ và thầy cô đều chỉ là những giúp đỡ bên ngoài.”

    Chức năng: khẳng định, trình bày sự trợ giúp của thầy cô, cha mẹ đối với mỗi người chỉ là sự trợ giúp phụ từ bên ngoài.

    Câu 2:

    Trên thế giới, sở dĩ nước Nhật và các nước Châu Âu phát triển vì người dân vô cùng coi trọng việc tự học. Trên thực tế, việc tự học là 1 phương pháp học mà mỗi bạn học sinh cần rèn luyện và trang bị mỗi ngày. Dù mỗi người có những phương thức học khác nhau nhưng việc tự học chính là cách học hữu hiệu và đem đến nhiều lợi ích nếu như con người muốn tạo được những bứt phá cho chính cuộc sống mình. Thứ nhất, tự học giúp người học chủ động trong việc thu nhận kiến thức. Kết hợp với kiến thức được dạy trên trường lớp, tự học sẽ giúp người học tự tìm tòi, tự thu nạp những kiến thức bổ ích. Tự học trở thành 1 thói quen tốt vì nó giúp cho quá trình làm chủ kiến thức nhanh hơn và lí thú hơn. Hơn nữa, với khối lượng kiến thức khổng lồ của nhân loại thì việc tự học sẽ giúp chúng ta học được nhanh hơn và nhiều hơn. Thứ hai, tự học là phương pháp giúp rèn luyện, sáng tạo bộ não bản thân, không phụ thuộc vào người khác. Thay vì học theo những gì được dạy và đi theo con đường được vạch sẵn, tự học là phương pháp được nhiều người áp dụng để tạo ra những đột phá trong con đường học tập của họ. Tự học sẽ giúp bộ não chủ động, suy nghĩ vấn đề qua nhiều góc nhìn, sáng tạo ra những cái của mình thay vì hưởng sẵn những tiến bộ của người khác. Thứ ba, việc tự học cũng giống như việc tự lập, rèn luyện cho con người những đức tính quý báu để tự chủ, tự lập nghiệp và xây dựng sự nghiệp bằng chính bàn tay của mình. Chính vì vậy, tinh thần tự học, tự tìm hiểu là tinh thần quý báu mà học sinh đều cần có để có thể bước đầu sống cuộc đời do chính mình tạo nên. Trên thực tế, những người thành công và giàu có trên thế giới đều có tinh thần tự học, tự giáo dục rất cao. Họ dành cho bản thân sự rèn luyện và nghiêm khắc, kỷ luật tuyệt đối suốt một thời gian dài lập nghiệp. Những tấm gương như Bill Gates, Steve Jobs ngừng học đại học giữa chừng nhưng là để tự giáo dục, tự lập nghiệp chứ chẳng phải là đi chơi bời. Họ chắc chắn chính là những tấm gương lập nghiệp bằng tự học hỏi từ những thất bại, tự xây dựng đường đi cho mình bằng sự tự học, tự giáo dục nghiêm khắc. Còn học sinh hiện nay, nếu như chúng ta chưa có ý thức tự học nghiêm khắc thì bên cạnh việc học trên trường, mỗi học sinh cần dành thời gian để tự học thêm, đọc sách và nghiên cứu thêm để tăng cường vốn hiểu biết cho mình. Tóm lại, tự học là con đường dẫn đến thành công bền vững nhất mà mọi người đều cần áp dụng cho cuộc sống của chính mình.

    Câu 3:

     Trong cuộc sống, mối quan hệ giữa học và hành là mối quan hệ mật thiết quan trọng. Để có thể thành công thì mỗi người học đều cần phải có sự kết hợp hài hòa nhuần nhuyễn giữa việc học lý thuyết và việc áp dụng những lý thuyết đó vào thực hành thực tế. Điều này dường như đã trở thành định lý hàng bao lâu nay rồi.

    Học ở đây là quá trình lĩnh hội, tích lũy tri thức lý thuyết từ sách vở, từ lời thầy cô dạy, từ sách mà chúng ta đọc. Hành ở đây là quá trình thực hành, áp dụng những lý thuyết đã học vào quá trình thực hành thực tế. Nếu như chỉ học mà không có hành thì tất cả những gì mà ta có chỉ là mớ lý thuyết suông, nếu như chỉ hành mà không học thì sẽ rất khó có thể thành công do việc thực hành của ta chẳng có lý thuyết để soi chiếu hay hướng dẫn. Dù thiếu một trong hai yếu tố đều ngăn cản chúng ta thành công trên con đường học vấn.

    Trên trường lớp, chúng ta vẫn có những tiết học thực hành để có thể áp dụng những lý thuyết đã được học vào thực tế. Nhờ quá trình học để tích lũy kiến thức được dạy, ta lại có những tiết thực hành để soi chiếu, kiểm chứng và khắc ghi những kiến thức được học tốt hơn, sâu sắc hơn nhiều so với chỉ học lý thuyết suông. Chính vì thế, việc vừa học lý thuyết vừa học thực hành là một quá trình học toàn diện và không thể không có đối với mỗi người. Những nghề như bác sĩ, kỹ sư chẳng hạn, không thể nào thiếu một trong hai yếu tố học hoặc hành. Một người bác sĩ vừa phải áp dụng những lý thuyết được học tại trường để đưa ra những chẩn đoán, điều trị cho bệnh nhân mà vẫn phải thực hành những diều trị trên bệnh nhân nữa. Và người kỹ sư cũng vậy, không thể chỉ mãi nói lý thuyết suông hay chỉ mãi chỉ biết sửa một loại thiết bị được. Chính vì thế, việc học chính là để mở ra nền tảng việc học, xây dựng nền tảng hiểu biết cho chúng ta; còn việc hành chính là để thực hành, khắc ghi và kiểm chứng những lý thuyết đã học được. 

    Tóm lại, mối quan hệ giữa học và hành chính là mối quan hệ gắn bó, sâu sắc. Để thành công trong học tập cũng như trong lĩnh vực mà ta làm việc sau này thì không thể nào thiếu một trong hai yếu tố, học hoặc hành.

    Bình luận

Viết một bình luận