Bạn nào giúp mình với ạ
VB1. Đọc văn bản, trả lời câu hỏi
Chẳng ai muốn làm hành khất
Tội trời đày ở nhân gian
Con không được cười giễu họ
Dù họ hôi hám úa tàn
Nhà mình sát đường họ đến
Có cho thì có là bao
Con không bao giờ được hỏi
Quê hương họ ở nơi nào
con chó nhà mình rất hư
Cứ thấy ăn mày là cắn
Con phải răn dạy nó đi
Nếu không thì con đem bán
Mình tạm gọi là no ấm
Ai biết cơ trời vần xoay
Lòng tốt gửi vào thiên hạ.
Biết đâu nuôi bố sau này.
(dặn con – Trần Nhuận Minh)
1. Xác định phương thức biểu đạt chính trong văn bản trên?
2. Nêu ý nghĩa của cách dùng từ ” hành khất” mà không phải là ” người ăn mày” trong câu đầu?
3.nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật điệp cáu trúc “”con không…”?
4.lời dặn con của người cha qua hai câu thơ:
Con không bao giờ được hỏi
Quê hương họ ở nơi nào?”
5. Anh/chị có suy nghĩ gì về bài học rút ra mà người cha nới với con qua bài thơ?
1. PTBĐ chính: biểu cảm
2.
Cách gọi “hành khất” mà không phải “ăn mày” thể hiện thái độ tôn trọng của người cha với những người bị “giời đày” chẳng may phải xin ăn trên phố, đồng thời cũng thể hiện niềm đồng cảm chân thành với nỗi bất hạnh của họ. Từ đó người cha muốn cho người con thấy cách hành xử đúng đắn đới với họ
3.
– Tác dụng: điệp ngữ là những câu khẳng định có ý nghĩa mệnh lệnh thể hiện thái độ nghiêm khắc căn dặn con của người cha, mong muốn con mình thấu hiểu và sống đúng với đạo lí làm người: trân trọng, không chế nhạo những người cơ nhỡ.
4.
Sở dĩ người cha dặn con như vậy là bởi những người hành khất không may phải lang thang xin ăn, họ vì lí do nào đó mà phải xa quê, nên khi hỏi họ về quê hương là đâm sâu hơn vào nỗi đau tha hương của họ, khiến họ xót xa hơ cho tình cảnh thực tại nghiệt ngã của chính mình.
5.
Đoạn thơ là lời dạy của người cha về việc đồng cảm và sẻ chia, hiểu được nguyên nhân tình cảnh hiện tại của người khác phải chịu đựng, nên đặt mình vào tình cảnh để cảm thông. Đồng thời tránh thái độ kì thị, khinh miệt, thương hại…Đó là bài học về lòng nhân ái và tình người âm áp, bao dung