Bạn nào làm cho mik được 5sao viết một văn bản nghi luận
0 bình luận về “Bạn nào làm cho mik được 5sao viết một văn bản nghi luận”
Một trong những truyền thống quý giá của dân tộc Việt Nam đó là tinh thần tương thân, tương ái. Điều đó đã được thể hiện qua những câu ca dao, tục ngữ như:
“Nhiễu điều phủ lấy giá gương Người trong một nước phải thương nhau cùng”
Câu ca dao gồm hai vế, ở vế đầu tiên, ông cha ta đã mượn hình ảnh “nhiễu điều” có nghĩa là tấm vải đỏ. Như vậy “nhiễu điều phủ lấy giá gương” ý chỉ lấy tấm vải đỏ che phủ, bao bọc, bảo vệ gương. Đến vế câu thứ hai là “Người trong một nước phải thương nhau cùng” – những người cùng chung nòi giống, sống trong cùng một đất nước hãy yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau. Tóm lại, câu ca dao muốn khuyên nhủ con người cần phải biết đoàn kết, thương yêu nhau.
Dân tộc Việt Nam có chung một nguồn gốc – dòng máu đỏ da vàng. Chúng ta cần biết sẻ chia, yêu thương giúp đỡ lẫn nhau. Hơn nữa, cuộc sống luôn tồn tại những điều thử thách, khó khăn. Con người sinh ra không phải ai cũng được sống trong sung sướng, hạnh phúc. Bởi vậy mà một tấm lòng sẻ chia, yêu thương sẽ khiến cho xã hội trở nên tốt đẹp hơn. Đó có thể là sự sẻ chia về vật chất (cơm ăn, áo mặc, tiền bạc…) hay sẻ chia về tinh thân (những lời nói động viên, ánh mắt an ủi…). Nhưng dù là sự sẻ chia vật chất hay tinh thần cũng đều cần có sự xuất phát thật tâm từ tấm lòng của người giúp đỡ.
Những thanh niên tình nguyện, tuy còn trẻ nhưng họ luôn sẵn sàng đưa bước chân đến những vùng miền xa xôi của tổ quốc để giúp đỡ những người khó khăn. Nhưng người nghệ sĩ giàu có tấm lòng thường xuyên đi làm từ thiện… Hoặc cụ thể như năm 2020 vừa đi qua là một năm đáng quên nhưng cần phải nhớ. Hết trận lũ này đến trận lũ khác kéo đến mảnh đất miền Trung thân yêu. Nhà cửa, của cải đều mất trắng, thậm chí nhiều người đã phải bỏ mạng trước thiên tai khốc liệt. Trong hoàn cảnh khó khăn đó, tấm lòng của người dân Việt Nam lại hướng về đồng bào miền Trung với sự sẻ chia, yêu thương sâu sắc. Không chỉ ủng hộ bằng vật chất mà còn ủng hộ về tinh thần. Nhiều chiến sĩ bộ đội vì cứu người dân mà đã hy sinh cả tính mạng của mình.
Đối với một học sinh như tôi, bài ca dao là lời khuyên vô cùng quý giá. Nó giúp tôi biết yêu thương, sẻ chia với những hoàn cảnh khó khăn. Mỗi người hãy nhớ đến lời bài hát “Để gió cuốn đi” của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn: “Sống trong đời sống cần có một tấm lòng” để từ đó sống thật có ý nghĩa.
Như vậy, câu ca dao: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương/Người trong một nước phải thương nhau cùng” đã đem đến cho chúng ta một bài học ý nghĩa. Tình yêu thương luôn có một sức mạnh to lớn đối với cuộc sống của nhân loại.
Nhân dân ta là những người có chung tổ tiên, được sinh ra từ bọc trăm trứng của mẹ Âu Cơ, là con rồng cháu tiên cùng chung một nguồn gốc. Vì vậy mà chúng ta phải biết yêu thương và giúp đỡ lẫn nhau qua câu tục ngữ mà người xưa đã để lại :
“Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng.”
Người xưa muốn nhắn nhủ với chúng ta là phải biết tương trợ, đùm bọc và yêu thương lẫn nhau. Còn là lời nhắc nhở nhẹ nhàng con cháu về đạo đức dân tộc. Biết chia sẻ với những người có hoàn cảnh khó khăn hơn mình. Chúng ta phải biết cảm thông với những người có hoàn cảnh rủi ro, không may gặp trắc trở trong cuộc sống. Có thể khác nhau tiếng nói, khác nhau tập quán sinh hoạt nhưng tựu chung lại điểm chung là cùng chảy một dòng máu đỏ, một màu da vàng và tự hào bởi nòi giống người con đất Việt. Yêu thương, đùm bọc lẫn nhau là thứ giúp chúng ta có động lực giúp xã hội trở nên văn minh và giàu đẹp hơn.
Trong lao động, sản xuất ngày nay cũng vậy. Những người dân nghèo, nếu như không có sự giúp đỡ của mọi người thì chẳng thể nào họ có thể thoát khỏi cảnh nghèo túng, khó khăn. Vì vậy, chúng ta phải trải lòng mình để yêu thương, chia sẻ với mọi người xung quanh, dù là một việc nhỏ nhất. Thế nhưng, vẫn còn đâu đó những con người mang trái tim sắt đá, thờ ơ trước những cảnh đời bất hạnh, khốn khổ. Vâng, họ không bao giờ hiểu được giá trị của hai chữ “yêu thương” mà lẽ ra họ cũng có thể nhận được. Yêu thương là biết quan tâm, giúp đỡ người khác với tấm lòng nhân ái. Đưa một em nhỏ hay cầm tay một cụ già, giúp họ qua đường một cách nhanh chóng hơn cũng là một biểu hiện đơn giản của tình thương. Bạn biết chia sẻ nỗi buồn, niềm vui cùng những người khác. Thấu hiểu nỗi niềm như chính mình là người trong cuộc thì bạn là người xứng đáng nhận hai chữ yêu thương từ người khác.
Như đã nói trên, biết che chở, yêu thương, đùm bọc lẫn nhau là một điều tốt cho cả bản thân cũng như cộng đồng mình sinh sống. Nhưng có một cái khó khăn, đó là làm sao để hơn 80 triệu con người Việt Nam, 80 triệu con tim cùng hòa chung nhịp đập, cùng biết san sẻ, cùng biết yêu thương lẫn nhau. Để đạt được điều này, đầu tiên, chúng ta cần rèn luyện nhân cách của mình, làm cho bản thân ta biết “cho” và biết “chia sẻ”.
Câu tục ngữ đã răn dạy, khuyên nhủ chúng ta cần phải biết yêu thương người khác, biết giúp đỡ nhau trong công việc cũng như trong học tâp để cùng nhau tiến bước trong cuộc sống, chung tay xây dựng đất nước giàu mạnh.
Một trong những truyền thống quý giá của dân tộc Việt Nam đó là tinh thần tương thân, tương ái. Điều đó đã được thể hiện qua những câu ca dao, tục ngữ như:
“Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng”
Câu ca dao gồm hai vế, ở vế đầu tiên, ông cha ta đã mượn hình ảnh “nhiễu điều” có nghĩa là tấm vải đỏ. Như vậy “nhiễu điều phủ lấy giá gương” ý chỉ lấy tấm vải đỏ che phủ, bao bọc, bảo vệ gương. Đến vế câu thứ hai là “Người trong một nước phải thương nhau cùng” – những người cùng chung nòi giống, sống trong cùng một đất nước hãy yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau. Tóm lại, câu ca dao muốn khuyên nhủ con người cần phải biết đoàn kết, thương yêu nhau.
Dân tộc Việt Nam có chung một nguồn gốc – dòng máu đỏ da vàng. Chúng ta cần biết sẻ chia, yêu thương giúp đỡ lẫn nhau. Hơn nữa, cuộc sống luôn tồn tại những điều thử thách, khó khăn. Con người sinh ra không phải ai cũng được sống trong sung sướng, hạnh phúc. Bởi vậy mà một tấm lòng sẻ chia, yêu thương sẽ khiến cho xã hội trở nên tốt đẹp hơn. Đó có thể là sự sẻ chia về vật chất (cơm ăn, áo mặc, tiền bạc…) hay sẻ chia về tinh thân (những lời nói động viên, ánh mắt an ủi…). Nhưng dù là sự sẻ chia vật chất hay tinh thần cũng đều cần có sự xuất phát thật tâm từ tấm lòng của người giúp đỡ.
Những thanh niên tình nguyện, tuy còn trẻ nhưng họ luôn sẵn sàng đưa bước chân đến những vùng miền xa xôi của tổ quốc để giúp đỡ những người khó khăn. Nhưng người nghệ sĩ giàu có tấm lòng thường xuyên đi làm từ thiện… Hoặc cụ thể như năm 2020 vừa đi qua là một năm đáng quên nhưng cần phải nhớ. Hết trận lũ này đến trận lũ khác kéo đến mảnh đất miền Trung thân yêu. Nhà cửa, của cải đều mất trắng, thậm chí nhiều người đã phải bỏ mạng trước thiên tai khốc liệt. Trong hoàn cảnh khó khăn đó, tấm lòng của người dân Việt Nam lại hướng về đồng bào miền Trung với sự sẻ chia, yêu thương sâu sắc. Không chỉ ủng hộ bằng vật chất mà còn ủng hộ về tinh thần. Nhiều chiến sĩ bộ đội vì cứu người dân mà đã hy sinh cả tính mạng của mình.
Đối với một học sinh như tôi, bài ca dao là lời khuyên vô cùng quý giá. Nó giúp tôi biết yêu thương, sẻ chia với những hoàn cảnh khó khăn. Mỗi người hãy nhớ đến lời bài hát “Để gió cuốn đi” của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn: “Sống trong đời sống cần có một tấm lòng” để từ đó sống thật có ý nghĩa.
Như vậy, câu ca dao: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương/Người trong một nước phải thương nhau cùng” đã đem đến cho chúng ta một bài học ý nghĩa. Tình yêu thương luôn có một sức mạnh to lớn đối với cuộc sống của nhân loại.
Bài Làm :
*Chứng minh câu tục ngữ
“Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng”
*****
Nhân dân ta là những người có chung tổ tiên, được sinh ra từ bọc trăm trứng của mẹ Âu Cơ, là con rồng cháu tiên cùng chung một nguồn gốc. Vì vậy mà chúng ta phải biết yêu thương và giúp đỡ lẫn nhau qua câu tục ngữ mà người xưa đã để lại :
“Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng.”
Người xưa muốn nhắn nhủ với chúng ta là phải biết tương trợ, đùm bọc và yêu thương lẫn nhau. Còn là lời nhắc nhở nhẹ nhàng con cháu về đạo đức dân tộc. Biết chia sẻ với những người có hoàn cảnh khó khăn hơn mình. Chúng ta phải biết cảm thông với những người có hoàn cảnh rủi ro, không may gặp trắc trở trong cuộc sống. Có thể khác nhau tiếng nói, khác nhau tập quán sinh hoạt nhưng tựu chung lại điểm chung là cùng chảy một dòng máu đỏ, một màu da vàng và tự hào bởi nòi giống người con đất Việt. Yêu thương, đùm bọc lẫn nhau là thứ giúp chúng ta có động lực giúp xã hội trở nên văn minh và giàu đẹp hơn.
Trong lao động, sản xuất ngày nay cũng vậy. Những người dân nghèo, nếu như không có sự giúp đỡ của mọi người thì chẳng thể nào họ có thể thoát khỏi cảnh nghèo túng, khó khăn. Vì vậy, chúng ta phải trải lòng mình để yêu thương, chia sẻ với mọi người xung quanh, dù là một việc nhỏ nhất. Thế nhưng, vẫn còn đâu đó những con người mang trái tim sắt đá, thờ ơ trước những cảnh đời bất hạnh, khốn khổ. Vâng, họ không bao giờ hiểu được giá trị của hai chữ “yêu thương” mà lẽ ra họ cũng có thể nhận được. Yêu thương là biết quan tâm, giúp đỡ người khác với tấm lòng nhân ái. Đưa một em nhỏ hay cầm tay một cụ già, giúp họ qua đường một cách nhanh chóng hơn cũng là một biểu hiện đơn giản của tình thương. Bạn biết chia sẻ nỗi buồn, niềm vui cùng những người khác. Thấu hiểu nỗi niềm như chính mình là người trong cuộc thì bạn là người xứng đáng nhận hai chữ yêu thương từ người khác.
Như đã nói trên, biết che chở, yêu thương, đùm bọc lẫn nhau là một điều tốt cho cả bản thân cũng như cộng đồng mình sinh sống. Nhưng có một cái khó khăn, đó là làm sao để hơn 80 triệu con người Việt Nam, 80 triệu con tim cùng hòa chung nhịp đập, cùng biết san sẻ, cùng biết yêu thương lẫn nhau. Để đạt được điều này, đầu tiên, chúng ta cần rèn luyện nhân cách của mình, làm cho bản thân ta biết “cho” và biết “chia sẻ”.
Câu tục ngữ đã răn dạy, khuyên nhủ chúng ta cần phải biết yêu thương người khác, biết giúp đỡ nhau trong công việc cũng như trong học tâp để cùng nhau tiến bước trong cuộc sống, chung tay xây dựng đất nước giàu mạnh.