Bạn nào làm cho mk dàn ý chi tiết về bài thơ tiểu đội xe ko kính
0 bình luận về “Bạn nào làm cho mk dàn ý chi tiết về bài thơ tiểu đội xe ko kính”
Dàn ý (Bài thơ về tiểu đội xe không kính)
MB: -Dẫn dắt
-Giới thiệu tác giả, tác phẩm
-Nêu ND khái quát của VB
TB: *Giải thích nhan đề:
-Đã dự báo một dọng điệu riêng của tác giả, đề cập đến một đề tài hết sức đời thường, gần gũi của người lính trên đường ra trận, bài thơ khắc họa một hình ảnh độc đáo_Những chiếc xe không kính trên tuyến đường Trường Sơn.
*Hình ảnh những chiếc xe không kính:
-Hậu quả của chiến tranh => kính vỡ => không có đèn, không có mui xe, thùng xe xước => xe vẫn chạy.
*Hình ảnh người lính lái xe:
-Tư thế: Ung dung, hiên ngang.
-Tinh thần: Lạc quan, yêu đời, vui vẻ, sôi nổi.
-Ý trí: Kiên cường, quả cảm.
-Tinh thần đồng đội: Mãnh liệt, vì miền Nam ruột thịt.
*Khái quát ND:
-Nổi bật trong bài thơ là hình ảnh đoàn xe nối đuôi nhau ra trận và vẻ đẹp tâm hồn của người lính lái xe quả cảm, kiên cường.
*Khái quát NT:
-Ngôn ngữ thơ giản dị, pha chút ngang tàn, thể hiện tinh thần bất chấp gian khổ. Cùng việc sử dụng linh hoạt thể thơ 7 chữ tạo nên dọng điệu thơ trở nên gần gũi hơn.
– Giới thiệu tác giả: Phạm Tiến Duật là nhà thơ lớn, có nhiều sáng tác, trưởng thành trong đội ngũ các nhà thơ thời kháng chiến chống Mĩ.
– Giới thiệu tác phẩm: “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” được sáng tác năm 1969 và được in trong tập Vầng trăng quầng lửa năm 1970.
2, Thân bài:
a, Biểu tượng chiếc xe không kính
– Đoàn xe là sự tiếp tế của hậu phương cho tiền tuyến
+ Lí do xe không có kính: vì bom đạn của kẻ thù bắn phá làm vỡ hết kính.
– Là biểu tượng cho chiến tranh khốc liệt, cho khó khăn gian khổ: đoàn xe chịu gió lùa, bom rơi, bụi đường, mưa giông; xe không có kính, không đèn, không có mui xe, chiếc xe xây xước như một người lính bị thương nhưng vẫn băng băng chạy.
⇒ Hình ảnh xe không có kính là hiện thực tàn khốc, qua đó làm tôn lên sự anh hùng của con người trong chiến tranh.
b, Hình ảnh người lính lái xe
– Tư thế hiên ngang, bất khuất: ung dung, nhìn thẳng ⇒ coi thường khó khăn, nguy hiểm.
+ Điệp từ “nhìn”: khí phách kiên cường, như thách đố với khó khăn.
– Thái độ, tinh thần lạc quan, bông đùa với những khó khăn:
+ Bụi phun vào tóc, vào mặt là một trò gây cười, mưa ướt áo cứ đi tiếp vì gió lùa áo khô nhanh thôi, xe không kính cũng có cái hay đó là tầm nhìn rộng hơn, thấy được con đường “chạy thẳng vào tim”, thấy sao trời gần hơn “ùa vào buồng lái”.
+ Điệp từ “ừ thì”: như 1 cái tặc lưỡi, chép miệng đồng thuật, coi mọi khó khăn là chuyện nhỏ.
⇒ thái độ lạc quan, yêu đời, tự tin có chút bướng bỉnh, ngang ngạnh; hình ảnh người lính lái xe hiện lên vừa đáng yêu vừa đáng nể.
– Tình đồng đội:
+ Tiểu đội xe: là “Những chiếc xe từ trong bom rơi” gặp nhau.
+ Tình đồng đội: những cái bắt tay qua “cửa kính vỡ rồi”, là dựng bếp lửa giữa trời, cùng ăn cùng ca hát, cùng mắc võng ngủ trong rừng.
⇒ từ trong khó khăn, người lính từ mọi miền xa lạ trở thành “gia đình” của nhau.
– Niềm tin vào chiến thắng:
+ Điệp từ “lại đi”, lí do “vì miền Nam phía trước” : Không gì ngăn cản được các anh đến chi viện cho chiến trường miền Nam.
+ Hình ảnh ẩn dụ “trời xanh thêm” và hoán dụ “trong xe có một trái tim”: tình yêu thương dành cho miền Nam, cho Tổ quốc, là niềm tin và chiến thắng, vào tự do.
3. Kết bài:
– Nội dung: Bài thơ khắc họa xuất sắc hình ảnh các chiến sĩ lái xe, tái hiện lại chiến tranh tàn khốc.
– Nghệ thuật: giọng thơ vui tươi, ngôn ngữ giản dị; sử dụng điệp từ, phép đối giữa hiện thực khốc liệt với thái độ của người lính làm tôn lên vẻ đẹp hình tượng người lính.
Dàn ý 2:
1. Mở bài
Giới thiệu về tác giả, tác phẩm Bài thơ về tiểu đội xe không kính
Bài thơ sáng tác 1969 khi cuộc kháng chiến chống Mỹ đang diễn ra ác liệt
Tác giả khắc họa hình ảnh độc đáo những chiếc xe không kính làm nổi bật hình ảnh những người lính lái xe ở Trường Sơn trong thời kì chống Mỹ với tư thế, tinh thần hiên ngang bất khuất
2. Thân bài
1. Hình ảnh những chiếc xe không kính
– Hình ảnh những chiếc xe không kính được tác giả miêu tả trần trụi, chân thực
Không có kính không phải vì xe không có kính
Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi
– Động từ “giật”, “rung” cùng với từ “ bom”được nhấn mạnh hai lần càng làm tăng sự khốc liệt của chiến tranh
2. Hình ảnh người lính lái xe
– Hình ảnh người lính lái xe với tư thế hiên ngang, ngang tàng dù thiếu đi những phương tiện chiến đấu tối thiểu.
– Người lái xe bộc lộ những phẩm chất cao đẹp, sức mạnh lớn lao đặc biệt là sự dũng cảm, hiên ngang của họ.
a, Tư thế hiên ngang, tinh thần lạc quan tích cực coi thường hiểm nguy
– Hình ảnh những chiếc xe không kính độc đáo là hình ảnh tươi đẹp của người lính lái xe Trường Sơn.
+ Họ là chủ nhân của những chiếc xe không kính độc đáo
+ Họ với tư thế hiên ngang “nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng” vượt qua mọi khó khăn thiếu thốn về vật chất.
+ Họ phải đối mặt với hiểm nguy “gió vào xoa mắt đắng”, “đột ngột cánh chim”…
+ Hiện thực khốc liệt nhưng người lính cảm nhận và thể hiện bằng sự ngang tàng, trẻ trung, lãng mạn.
– Họ tự tin, hiên ngang đối diện với gian khói lửa chiến tranh.
– Giọng nói ngang tàng, bất chấp hiểm nguy thể hiện rõ trong cấu trúc” không có… ừ thì”cứng cỏi, biến khó khăn thành điều thú vị.
→ Khó khăn, nguy hiểm, thiếu thốn không làm nhụt chí người lính lái xe Trường Sơn. Ngược lại, ở họ là bản lĩnh, nghị lực phi thường hơn.
b, Tâm hồn sôi nỏi của tuổi trẻ, của tình đồng chí, đồng đội sâu sắc
– Những người lính lái xe hóm hỉnh, tươi vui ‘chưa cần rửa phì phèo châm điếu thuốc/ Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha”.
– Họ hồn nhiên, tếu táo và ấm áp trong tình đồng đội, đồng chí.
– Chiến tranh có khốc liệt thì những người lính lái xe vẫn đoàn kết hợp nhất thành “tiểu đội xe không kính”cùng nhau chiến đấu.
– Điệp từ “lại đi” khẳng định đoàn xe sẽ không ngừng tiến tới đi tiếp con đường gian khổ phía trước.
c, Ý chí chiến đấu vì miền Nam, thống nhất đất nước.
– Bài thơ khép lại với bốn câu thơ thể hiện ý chí sắt đá của những người lính.
– Miền Nam chính là động lực mạnh mẽ nhất, sâu xa nhất tạo nên sức mạnh phi thường của người lính cách mạng.
– Với biện pháp liệt kê, điệp từ “không có” diễn tả mức độ khốc liệt ngàng càng tăng của chiến trường.
– Đối lập với những cái “không có” chỉ cần “có một trái tim” đã làm nổi bật sức mạnh, ý chí ngoan cường của người lính lái xe.
3. Kết bài
Vẻ đẹp của người lính lái xe và hình tượng những chiếc xe không kính trong bom đạn khốc liệt nói lên phẩm chất cao đẹp của thế hệ trẻ trong kháng chiến chống Mỹ.
Bài thơ còn nguyên giá trị trong việc giáo dục thế hệ trẻ phát huy truyền thống của người lính năm xưa trong chiến đấu để cống hiến hết sức cho đất nước hôm nay.
Chúc bạn học tốt. Cho mình xin câu trả lời hay nhất.
Dàn ý (Bài thơ về tiểu đội xe không kính)
MB: -Dẫn dắt
-Giới thiệu tác giả, tác phẩm
-Nêu ND khái quát của VB
TB: *Giải thích nhan đề:
-Đã dự báo một dọng điệu riêng của tác giả, đề cập đến một đề tài hết sức đời thường, gần gũi của người lính trên đường ra trận, bài thơ khắc họa một hình ảnh độc đáo_Những chiếc xe không kính trên tuyến đường Trường Sơn.
*Hình ảnh những chiếc xe không kính:
-Hậu quả của chiến tranh => kính vỡ => không có đèn, không có mui xe, thùng xe xước => xe vẫn chạy.
*Hình ảnh người lính lái xe:
-Tư thế: Ung dung, hiên ngang.
-Tinh thần: Lạc quan, yêu đời, vui vẻ, sôi nổi.
-Ý trí: Kiên cường, quả cảm.
-Tinh thần đồng đội: Mãnh liệt, vì miền Nam ruột thịt.
*Khái quát ND:
-Nổi bật trong bài thơ là hình ảnh đoàn xe nối đuôi nhau ra trận và vẻ đẹp tâm hồn của người lính lái xe quả cảm, kiên cường.
*Khái quát NT:
-Ngôn ngữ thơ giản dị, pha chút ngang tàn, thể hiện tinh thần bất chấp gian khổ. Cùng việc sử dụng linh hoạt thể thơ 7 chữ tạo nên dọng điệu thơ trở nên gần gũi hơn.
KB: Cảm nhận của em về bài thơ.
gửi bn ạ
#chuc_ban_hoc_tot
Dàn ý 1:
1, Mở bài:
– Giới thiệu tác giả: Phạm Tiến Duật là nhà thơ lớn, có nhiều sáng tác, trưởng thành trong đội ngũ các nhà thơ thời kháng chiến chống Mĩ.
– Giới thiệu tác phẩm: “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” được sáng tác năm 1969 và được in trong tập Vầng trăng quầng lửa năm 1970.
2, Thân bài:
a, Biểu tượng chiếc xe không kính
– Đoàn xe là sự tiếp tế của hậu phương cho tiền tuyến
+ Lí do xe không có kính: vì bom đạn của kẻ thù bắn phá làm vỡ hết kính.
– Là biểu tượng cho chiến tranh khốc liệt, cho khó khăn gian khổ: đoàn xe chịu gió lùa, bom rơi, bụi đường, mưa giông; xe không có kính, không đèn, không có mui xe, chiếc xe xây xước như một người lính bị thương nhưng vẫn băng băng chạy.
⇒ Hình ảnh xe không có kính là hiện thực tàn khốc, qua đó làm tôn lên sự anh hùng của con người trong chiến tranh.
b, Hình ảnh người lính lái xe
– Tư thế hiên ngang, bất khuất: ung dung, nhìn thẳng ⇒ coi thường khó khăn, nguy hiểm.
+ Điệp từ “nhìn”: khí phách kiên cường, như thách đố với khó khăn.
– Thái độ, tinh thần lạc quan, bông đùa với những khó khăn:
+ Bụi phun vào tóc, vào mặt là một trò gây cười, mưa ướt áo cứ đi tiếp vì gió lùa áo khô nhanh thôi, xe không kính cũng có cái hay đó là tầm nhìn rộng hơn, thấy được con đường “chạy thẳng vào tim”, thấy sao trời gần hơn “ùa vào buồng lái”.
+ Điệp từ “ừ thì”: như 1 cái tặc lưỡi, chép miệng đồng thuật, coi mọi khó khăn là chuyện nhỏ.
⇒ thái độ lạc quan, yêu đời, tự tin có chút bướng bỉnh, ngang ngạnh; hình ảnh người lính lái xe hiện lên vừa đáng yêu vừa đáng nể.
– Tình đồng đội:
+ Tiểu đội xe: là “Những chiếc xe từ trong bom rơi” gặp nhau.
+ Tình đồng đội: những cái bắt tay qua “cửa kính vỡ rồi”, là dựng bếp lửa giữa trời, cùng ăn cùng ca hát, cùng mắc võng ngủ trong rừng.
⇒ từ trong khó khăn, người lính từ mọi miền xa lạ trở thành “gia đình” của nhau.
– Niềm tin vào chiến thắng:
+ Điệp từ “lại đi”, lí do “vì miền Nam phía trước” : Không gì ngăn cản được các anh đến chi viện cho chiến trường miền Nam.
+ Hình ảnh ẩn dụ “trời xanh thêm” và hoán dụ “trong xe có một trái tim”: tình yêu thương dành cho miền Nam, cho Tổ quốc, là niềm tin và chiến thắng, vào tự do.
3. Kết bài:
– Nội dung: Bài thơ khắc họa xuất sắc hình ảnh các chiến sĩ lái xe, tái hiện lại chiến tranh tàn khốc.
– Nghệ thuật: giọng thơ vui tươi, ngôn ngữ giản dị; sử dụng điệp từ, phép đối giữa hiện thực khốc liệt với thái độ của người lính làm tôn lên vẻ đẹp hình tượng người lính.
Dàn ý 2:
1. Mở bài
Giới thiệu về tác giả, tác phẩm Bài thơ về tiểu đội xe không kính
Bài thơ sáng tác 1969 khi cuộc kháng chiến chống Mỹ đang diễn ra ác liệt
Tác giả khắc họa hình ảnh độc đáo những chiếc xe không kính làm nổi bật hình ảnh những người lính lái xe ở Trường Sơn trong thời kì chống Mỹ với tư thế, tinh thần hiên ngang bất khuất
2. Thân bài
1. Hình ảnh những chiếc xe không kính
– Hình ảnh những chiếc xe không kính được tác giả miêu tả trần trụi, chân thực
Không có kính không phải vì xe không có kính
Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi
– Động từ “giật”, “rung” cùng với từ “ bom”được nhấn mạnh hai lần càng làm tăng sự khốc liệt của chiến tranh
2. Hình ảnh người lính lái xe
– Hình ảnh người lính lái xe với tư thế hiên ngang, ngang tàng dù thiếu đi những phương tiện chiến đấu tối thiểu.
– Người lái xe bộc lộ những phẩm chất cao đẹp, sức mạnh lớn lao đặc biệt là sự dũng cảm, hiên ngang của họ.
a, Tư thế hiên ngang, tinh thần lạc quan tích cực coi thường hiểm nguy
– Hình ảnh những chiếc xe không kính độc đáo là hình ảnh tươi đẹp của người lính lái xe Trường Sơn.
+ Họ là chủ nhân của những chiếc xe không kính độc đáo
+ Họ với tư thế hiên ngang “nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng” vượt qua mọi khó khăn thiếu thốn về vật chất.
+ Họ phải đối mặt với hiểm nguy “gió vào xoa mắt đắng”, “đột ngột cánh chim”…
+ Hiện thực khốc liệt nhưng người lính cảm nhận và thể hiện bằng sự ngang tàng, trẻ trung, lãng mạn.
– Họ tự tin, hiên ngang đối diện với gian khói lửa chiến tranh.
– Giọng nói ngang tàng, bất chấp hiểm nguy thể hiện rõ trong cấu trúc” không có… ừ thì”cứng cỏi, biến khó khăn thành điều thú vị.
→ Khó khăn, nguy hiểm, thiếu thốn không làm nhụt chí người lính lái xe Trường Sơn. Ngược lại, ở họ là bản lĩnh, nghị lực phi thường hơn.
b, Tâm hồn sôi nỏi của tuổi trẻ, của tình đồng chí, đồng đội sâu sắc
– Những người lính lái xe hóm hỉnh, tươi vui ‘chưa cần rửa phì phèo châm điếu thuốc/ Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha”.
– Họ hồn nhiên, tếu táo và ấm áp trong tình đồng đội, đồng chí.
– Chiến tranh có khốc liệt thì những người lính lái xe vẫn đoàn kết hợp nhất thành “tiểu đội xe không kính”cùng nhau chiến đấu.
– Điệp từ “lại đi” khẳng định đoàn xe sẽ không ngừng tiến tới đi tiếp con đường gian khổ phía trước.
c, Ý chí chiến đấu vì miền Nam, thống nhất đất nước.
– Bài thơ khép lại với bốn câu thơ thể hiện ý chí sắt đá của những người lính.
– Miền Nam chính là động lực mạnh mẽ nhất, sâu xa nhất tạo nên sức mạnh phi thường của người lính cách mạng.
– Với biện pháp liệt kê, điệp từ “không có” diễn tả mức độ khốc liệt ngàng càng tăng của chiến trường.
– Đối lập với những cái “không có” chỉ cần “có một trái tim” đã làm nổi bật sức mạnh, ý chí ngoan cường của người lính lái xe.
3. Kết bài
Vẻ đẹp của người lính lái xe và hình tượng những chiếc xe không kính trong bom đạn khốc liệt nói lên phẩm chất cao đẹp của thế hệ trẻ trong kháng chiến chống Mỹ.
Bài thơ còn nguyên giá trị trong việc giáo dục thế hệ trẻ phát huy truyền thống của người lính năm xưa trong chiến đấu để cống hiến hết sức cho đất nước hôm nay.
Chúc bạn học tốt. Cho mình xin câu trả lời hay nhất.