Bấy giờ ai nấy đều ở trong đình, đều nôn nao sợ hãi. Thốt nhiên một người nhà quê, mình mẩy lấm láp, quần áo ướt đầm, tất tả chạy xông vào, thở không ra lời:
– Bẩm… quan lớn… đê vỡ mất rồi!
Quan lớn đỏ mặt tía tai, quay ra quát rằng:
– Đê vỡ rồi!… Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng mày, thời ông bỏ tù chúng mày! Có biết không… Lính đâu? Sao bay dám để cho nó chạy xồng xộc vào đây như vậy? Không còn phép tắc gì nữa à?
– Dạ, bẩm
1.Cho biết phương thức biểu đạt chinh của đoạn văn ?
2.Cho nhận định sau :
“ Nhân vật quan phụ mẫu trong văn bản là một tên quan thờ ơ, vô trách nhiệm trước cuộc sống và sinh mạng của nhân dân”.
Hãy viết đoạn văn 10 -12 câu triển khai ý trên. Trong đoạn văn có sử dụng một câu bị.
Mọi người giúp em vs
Em cảm ơn ạ
1. Tự sự
2.
Nhân vật quan phụ mẫu trong văn bản “Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn là một tên quan thờ ơ, vô trách nhiệm trước cuộc sống và sinh mạng của nhân dân. Sự vô cảm, thờ ở của tên quan được khắc họa rõ nét trong cách hành động, đối xử của quan với nhân dân. Mưa gió, khi người dân đang gồng mình chống đê thì vị quan mang danh phụ mẫu lại đang hưởng lạc. Hình ảnh vị quan ngồi chơi tổ tôm trong náo nức khiến ta vô cùng thất vọng. Mọi hành động, việc làm của quan đều cho thấy sự vô tâm. Hành động đuổi, đánh vì người dân báo đê vỡ có thể xem là đỉnh điểm của sự táng tận lương tâm trong quan. Với người dân, thay vì đối xử, quan tâm thì quan lại vô cảm và dồn họ vào những đau thương vô tận. Ta không thể nào không căm phẫn tên quan phụ mẫu. Mưa càng to, dân càng khổ thì quan càng vui sướng trong ván bài của mình. Khi quan ù ván lớn thì cũng là lúc đời sốn của người dân rơi vào thảm cảnh. Càng đọc ,ta càng thấy thêm xót thương cho nhân dân và ghét bỏ kẻ lạnh lùng, xấu xa như quan phụ mẫu – điển hình của một xã hội thối nát.
Câu bị động gạch chân
Bài Làm :
1. Phương thức biểu đạt chính là biểu cảm
2. Qua văn bản “Sống chết mặc bay” của tác giả Phạm Duy Tốn ta có thể thấy được tình cảnh khốn khó của người dân thời phong kiến và thái độ thờ ơ, vô trách nhiệm của tên quan phụ mẫu. Là quan phụ mẫu nghĩa là cha là mẹ của dân, phải chăm lo cho dân có một cuộc sống ấm no. Nhưng ở đây quan chỉ ăn chơi xa xỉ, lãng phí trên mồ hôi nước mắt của dân. Kẻ hầu người hạ, ung dung, chễm chện lo cho ván bài và mặc kệ dân. Trong khi nhân dân thì thì đang vật lộn với mưa cố gắng giữ đê không bị vỡ thì hắn lại yên thân ở trong triều, đúng là một tên quan phụ mẫu “lòng lang dạ thú”. Hắn ta được người ta kính nể. Nhưng lại bị người dân căm ghét đến tột cùng. Khi có người vào báo tin đê vỡ thì ai ai trong đình cũng sợ hãi nhưng chỉ riêng hắn vẫn có thái độ thản nhiên như không có chuyện gì sảy ra và tiếp tục ván bài của mình. Thật đúng là một kẻ vô lương tâm, độc ác và vô trách nhiệm đến tận lương tâm. Một tên quan phụ mẫu có bộ mặt vô nhân đạo và thái độ vô trách nhiệm.