Biểu hiện già hoá dân số? Ảnh hưởng của dân số già đến phát triển kinh tế xã hội?(ngắn gọn nha)
0 bình luận về “Biểu hiện già hoá dân số? Ảnh hưởng của dân số già đến phát triển kinh tế xã hội?(ngắn gọn nha)”
Cách đây không lâu, chúng ta đã nói về cơ cấu “dân số vàng” của Việt Nam và coi đó là một lợi thế trong những điều kiện phát triển đất nước, vậy nhưng dân số Việt Nam đã chính thức bước vào giai đoạn già hoá.
Dân số “già trước khi giàu”
Theo số liệu của Tổng cục Thông kê năm 2010 và một số nghiên cứu khác cho thấy, dân số Việt Nam đang già hoá với một tốc độ nhanh tới “chóng mặt”. Theo dự báo của Liên Hiệp Quốc cách đây chưa lâu thì tỷ lệ dân số già Việt Nam sẽ chỉ tăng từ 7,5% trong năm 2005 lên tới 26% vào năm 2050 và dự kiến năm 2014 tỷ lệ người già sẽ là 10%. Theo kết quả cuộc Tổng Điều tra Dân số và Nhà ở ngày 1.4.2009, số người từ 60 tuổi trở lên là 9% thì đến năm 2010, con số này là 9,4% (tăng 0,4%). TS Dương Quốc Trọng, Tổng cục trưởng Tổng cục DS – KHHGĐ cho rằng, đến thời điểm này, Việt Nam đã chính thức bước vào giai đoạn “già hóa dân số”. Ông cũng đưa ra dự báo, trong tương lai, tốc độ già hóa sẽ không phải 0,4% nữa mà sẽ là 0,5% – 0,6% và đến năm 2025, Việt Nam sẽ bước vào thời kỳ dân số già.
Nguyên nhân của hiện tượng này là do tỷ suất sinh và tỷ suất chết giảm một cách nhanh chóng, cùng với nó là tuổi thọ tăng đã khiến dân số cao tuổi gia tăng nhanh hơn bất kỳ nhóm dân số nào khác. So với tốc độ từ “già hoá” chuyển sang “già”, Việt Nam đang có tốc độ nhanh nhất thế giới. Bởi các nước khác chuyển từ giai đoạn già hoá sang già như Nhật khoảng 26 năm, Thuỵ Điển mất tới 85 năm thì Việt Nam chỉ có 20 năm.
Theo các chuyên gia trong lĩnh vực này, việc dân số già hoá không phải là chuyện gì ghê gớm. Đó là xu thế tất yếu, một mặt, phản ánh các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ đã được nâng cao, mặt khác, cũng đặt ra thách thức lớn. Theo TS Giang Thanh Long, Phó viện trưởng Viện Chính sách công và Quản lý, trường Đại học Kinh tế quốc dân, điều đáng nói là dân số của chúng ta “già trước khi giàu”. Lịch sử của một con người cũng như của một đất nước, nếu chưa kịp tích luỹ trước khi tuổi già đến sẽ là chuyện đối phó với những thách thức lớn
Cách đây không lâu, chúng ta đã nói về cơ cấu “dân số vàng” của Việt Nam và coi đó là một lợi thế trong những điều kiện phát triển đất nước, vậy nhưng dân số Việt Nam đã chính thức bước vào giai đoạn già hoá.
Dân số “già trước khi giàu”
Theo số liệu của Tổng cục Thông kê năm 2010 và một số nghiên cứu khác cho thấy, dân số Việt Nam đang già hoá với một tốc độ nhanh tới “chóng mặt”. Theo dự báo của Liên Hiệp Quốc cách đây chưa lâu thì tỷ lệ dân số già Việt Nam sẽ chỉ tăng từ 7,5% trong năm 2005 lên tới 26% vào năm 2050 và dự kiến năm 2014 tỷ lệ người già sẽ là 10%. Theo kết quả cuộc Tổng Điều tra Dân số và Nhà ở ngày 1.4.2009, số người từ 60 tuổi trở lên là 9% thì đến năm 2010, con số này là 9,4% (tăng 0,4%). TS Dương Quốc Trọng, Tổng cục trưởng Tổng cục DS – KHHGĐ cho rằng, đến thời điểm này, Việt Nam đã chính thức bước vào giai đoạn “già hóa dân số”. Ông cũng đưa ra dự báo, trong tương lai, tốc độ già hóa sẽ không phải 0,4% nữa mà sẽ là 0,5% – 0,6% và đến năm 2025, Việt Nam sẽ bước vào thời kỳ dân số già.
Nguyên nhân của hiện tượng này là do tỷ suất sinh và tỷ suất chết giảm một cách nhanh chóng, cùng với nó là tuổi thọ tăng đã khiến dân số cao tuổi gia tăng nhanh hơn bất kỳ nhóm dân số nào khác. So với tốc độ từ “già hoá” chuyển sang “già”, Việt Nam đang có tốc độ nhanh nhất thế giới. Bởi các nước khác chuyển từ giai đoạn già hoá sang già như Nhật khoảng 26 năm, Thuỵ Điển mất tới 85 năm thì Việt Nam chỉ có 20 năm.
Theo các chuyên gia trong lĩnh vực này, việc dân số già hoá không phải là chuyện gì ghê gớm. Đó là xu thế tất yếu, một mặt, phản ánh các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ đã được nâng cao, mặt khác, cũng đặt ra thách thức lớn. Theo TS Giang Thanh Long, Phó viện trưởng Viện Chính sách công và Quản lý, trường Đại học Kinh tế quốc dân, điều đáng nói là dân số của chúng ta “già trước khi giàu”. Lịch sử của một con người cũng như của một đất nước, nếu chưa kịp tích luỹ trước khi tuổi già đến sẽ là chuyện đối phó với những thách thức lớn