Bối cảnh lịch sử dẫn đến thành lập hội nghị I-an-ta hội nghị đã có những quyết định gì và hệ quả của nó?

Bối cảnh lịch sử dẫn đến thành lập hội nghị I-an-ta hội nghị đã có những quyết định gì và hệ quả của nó?

0 bình luận về “Bối cảnh lịch sử dẫn đến thành lập hội nghị I-an-ta hội nghị đã có những quyết định gì và hệ quả của nó?”

  1. * Bạn tham khảo bài làm dưới đây nhé!

    I, Bối cảnh lịch sử

    – 2/1945, Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc. Nhiều vấn đề cấp bách đặt ra trước các cường quốc Đồng minh:

    + Nhanh chóng đánh bại hoàn toàn các nước phát xít.

    + Tổ chức lại thế giới sau chiến tranh.

    + Phân chia thành quả chiến thắng giữa các nước thắng trận

    => 4 – 11/2/1945, nguyên thủ Liên Xô (Xtalin), Mĩ (Rudơven), Anh (Sơcsin) họp hội nghị cấp cao tại Ianta (Liên Xô).nhiều vấn đề cấp bách đặt ra trước các cường quốc Đồng minh:

    II, Nội dung của Hội nghị Ianta

    Hội nghị Ianta đã đưa ra 3 quyết định quan trọng:

    * Thống nhất mục tiêu chung là tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và Nhật. Để nhanh chóng kết thúc chiến tranh, Liên Xô sẽ tham chiến chống Nhật ở Châu Á.

    * Thành lập tổ chức Liên hợp quốc nhằm duy trì hòa bình và an ninh thế giới.

    *Thỏa thuận về việc đóng quân tại các nước nhằm giải giáp quân đội phát xít và phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu, châu Á (quyết định quan trọng nhất của Hội nghị; gây ra nhiều tranh cãi và căng thẳng do nước nào cũng muốn có được quyền lợi tương xứng với địa vị của mình):

    – Quân đội Liên Xô:

      + Ở Châu Âu: chiếm đóng Đông Beclin, Đông Đức và các nước Đông Âu.

      + Ở Châu Á: có ảnh hưởng tại Mông Cổ, Nam đảo Xakhalin, quần đảo Curin, Bắc Triều Tiên, Đông Bắc Trung Quốc.

    – Quân đội Mĩ, Anh, Pháp:

       + Ở Châu Âu: chiếm đóng Tây Beclin, Tây Đức và các nước Tây Âu;

       + Ở Châu Á: chiếm đóng Nhật Bản, Nam Triều Tiên.

    – Các vùng còn lại của Châu Á (Đông Nam Á, Nam Á, Tây Á) vẫn thuộc phạm vi ảnh hưởng của các nước phương Tây.

    – Trung Quốc cần trở thành một quốc gia thống nhất và dân chủ; chính phủ Trung Hoa Dân quốc cần cải tổ với sự tham gia của Đảng Cộng sản và các đảng phải dân chủ; trả lại cho Trung Quốc vùng Mãn Châu, đảo Đài Loan và quần đảo Bành Hồ.

    III, Hệ quả

    – Những quyết định của hội nghị trở thành khuôn khổ của trật tự thế giới mới từng bước được thiết lập trong những năm 1945 – 1947 – trật tự hai cực I-an-ta (đặc trưng: thế giới chia thành hai cực: Liên Xô – Mĩ, hai phe: xã hội chủ nghĩa – tư bản chủ nghĩa).

    – Đáp ứng được quyền lợi của các nước thắng trận nhưng không quá khắt khe với các nước bại trận.

    – Sự có mặt của Liên Xô khiến CNTB không còn thế độc quyền trong thao túng quan hệ quốc tế như trật tự Vecxai – Oasinhton.

    – Trật tự hai cực Ianta là nhân tố hàng đầu chi phối nền chính trị thế giới và các quan hệ quốc tế trong phần lớn nửa sau thế kỉ XX.

    Bình luận

Viết một bình luận