Bối cảnh lịch sử nảy sinh phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến chiến tranh thế giới thứ nhất trong 2 giai đoạn và những biến chuyển về kinh tế xã hội Việt Nam trong 2 giai đoạn:
+Giai đoạn 1868-1905
+Giai đoạn 1898-1911
Bối cảnh lịch sử nảy sinh phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến chiến tranh thế giới thứ nhất trong 2 giai đoạn và những biến chuyển về kinh tế xã hội Việt Nam trong 2 giai đoạn:
+Giai đoạn 1868-1905
+Giai đoạn 1898-1911
I. Trung Quốc bị các đế quốc xâm lược
– Từ thế kỉ XVIII đến đầu XIX, các nước tư bản phương Tây tăng cường xâm chiếm thị trường thế giới. Khi đó, Trung Quốc là một thị trường lớn, béo bở, chế độ đang suy yếu nên trở thành đối tượng xâm lược của nhiều đế quốc.
– Các đế quốc dùng mọi thủ đoạn, tìm cách ép chính quyền Mãn Thanh phải “mở cửa”, cắt đất.
– Anh thực hiện “Chiến tranh thuốc phiện” (từ tháng 6/1840 đến tháng 8/1842), buộc chính quyền nhà Thanh phải ký Hiệp ước Nam Kinh Năm 1842, chấp nhận các điều khoản thiệt thòi (bồi thường chiến phí, nhượng Hồng Kông, mở 5 cửa biển…).
– Sau Anh, các nước khác đua nhau xâu xé Trung Quốc: Đức chiếm Sơn Đông; Anh chiếm châu thổ sông Dương Tử; Pháp chiếm Vân Nam, Quảng Tây, Quảng Đông; Nga, Nhật Bản chiếm vùng Đông Bắc.
II. Phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX
1. Khởi nghĩa Thái bình Thiên Quốc
– Bùng nổ ngày 1/1/1851 tại kim Điền (Quảng Tây) dưới sự lãnh đạo của Hồng Tú Toàn, sau đó lan rộng khắp cả nước, cuộc khởi nghĩa kéo dài 14 năm (từ 1851 đến 1864). Đây là cuộc khởi nghĩa nông dân lớn nhất lịch sử Trung Quốc, nghĩa quân đã xây dựng chính quyền Trung ương ở Thiên Kinh (Nam Kinh) và thi hành nhiều chính sách tiến bộ như bình quân ruộng đất, bình đẳng nam nữ…
– Ngày 19/7/1864, được sự giúp đỡ của các nước đế quốc, chính quyền Mãn Thanh đã tấn công Thiên Kinh, đàn áp phong trào khiến khởi nghĩa thất bại.
2. Phong trào Duy Tân 1898
– Năm 1898, diễn ra cuộc vận động Duy Tân, tiến hành cải cách do Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu lãnh đạo với sự ủng hội của quan lại, sĩ phu tiến bộ và vua Quang Tự.
– Đây là cuộc cải cách dân chủ, tư sản, khởi xướng khuynh hướng dân chủ tư sản ở Trung Quốc nhưng chỉ tồn tại 100 ngày.
3. Phong trào Nghĩa Hòa đoàn
– Diễn ra năm 1899, phong trào bùng nổ ở Sơn Đông và lan sang Trực Lệ, Sơn Tây, tấn công sứ quán nước ngoài ở Bắc Kinh.
– Phong trào bị liên quân 8 nước đế quốc tấn công nên thất bại.
III. Tôn Trung Sơn và cách mạng Tân Hợi 1911
– Tôn Trung Sơn là một trí thức có tư tưởng cách mạng theo khuynh hướng dân chủ tư sản.
– Tháng 8/1905, Tôn Trung Sơn tập hợp giai cấp tư sản Trung Quốc thành lập Đồng minh hội, chính Đảng của giai cấp tư sản Trung Quốc.
– Cương lĩnh chính trị theo chủ nghĩa Tam Dân. Mục tiêu lật đổ Mãn Thanh, thành lập dân quốc, thực hiện bình đẳng về ruộng đất… bình quân địa quyền. Lực lượng tham gia gồm trí thức tư sản, tiểu tư sản, địa chủ, thân sĩ bất bình với nhà Thanh.
– Cách mạng Tân Hợi 1911:
+ Nhân dân Trung Quốc mâu thuẫn với đế quốc phong kiến, nhà Thanh trao quyền kiểm soát đường sắt cho đế quốc nên phong trào “giữ đường” bùng nổ, nhân cơ hội đó Đồng minh hội phát động đấu tranh.
+ Khởi nghĩa bùng nổ ở Vũ Xương vào ngày 10/10/1911, sau đó lan rộng khắp miền Nam, miền Trung.
+ Ngày 29/12/1911, Quốc dân đại hội (gồm đại biểu các tỉnh nổ ra cách mạng) họp ở Nam Kinh, tuyên bố thành lập chính phủ lâm thời Trung Hoa dân quốc do Tôn Trung Sơn làm Đại tổng thống.
+ Trước thắng lợi của cách mạng, tư sản thương lượng với nhà Thanh, ép vua Thanh thoái vị, Tôn Trung Sơn từ chức, Viên Thế Khải làm Tổng thống.
+ Cách mạng Tân Hợi đã lật đổ triều đại Mãn Thanh, chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế Trung Quốc, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển và có ảnh hưởng đến cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở một số nước châu Á.