” Bóng cha dài lênh khênh
bóng con tròn chắc nịch”
Hình ảnh hai cha con cùng tìnhcảm yêu thương được thể hiện thật đẹp qua đoạn thơ. Hãy viết đoạn văn khoảng 8 câu nêu cảm nhận của em về khổ thơ.
Mik sẽ cho câu trả lời hay nhất nha
” Bóng cha dài lênh khênh
bóng con tròn chắc nịch”
Hình ảnh hai cha con cùng tìnhcảm yêu thương được thể hiện thật đẹp qua đoạn thơ. Hãy viết đoạn văn khoảng 8 câu nêu cảm nhận của em về khổ thơ.
Mik sẽ cho câu trả lời hay nhất nha
trong khổ thơ này, em có thể suy ra tình cảm bao la như trời biển của cha. một người cha đã hi sinh quên mình vì con. cũng chính vì con mà cha đã bỏ công sức để nuôi dạy con thành tài. người cha đã che trở cho người con rất nhiều, không để cho trái tim bé nhỏ của con không bị tổn thương. người con cũng đã nhìn thấy người cha đã nuôi dạy mình khôn lớn như thế nào. người con cũng đã gáng học hành để cho cha của mình vui. để cho cha thấy tình cảm của cha không là thừa thải. để mình cho cha thấy con đã trưởng thành như thế nào. em cũng đã có thể hiểu được tình cảm của người cha đã để lại cho con. em hưa sẽ cố gắng học hành thật giỏi để không phụ lòng của cha./mình viết hơi dài mong bạn cho 5* :))))))
Bài làm :
Cha và con xuất hiện trên nền của biển trời lồng lộng, cát trắng phẳng lì. Khả năng quan sát tinh tế đã khiến Hoàng Trung Thông miêu tả hai con người với hai cái bóng in trên nền cát. Cái lênh khênh của bóng cha như đối lập với cái tròn chắc nịch của bóng con, cái già nua vì thời gian của thế hệ cha anh như đối lập với cái vững chãi, tự tin của cả thế hệ con cháu. Cha dắt con đi hay chính quá khứ dìu bước cho hiện tại, lớp trước nâng bước cho lớp sau, trong một tâm trạng Nghe con bước lòng vui phơi phới. Đặc biệt trong một không gian rực rỡ Nắng mai hồng là thứ ánh nắng ấm áp, tinh khôi mở đầu ngày mới bình yên. Cha và con đi trong nắng mai hồng như một sự hòa nhập với hiện tại sáng tươi, cái hiện tại làm lòng cha phơi phới bởi biết ở con đang nảy nở những ước mơ trong trẻo và cao đẹp. Và thật ngộ nghĩnh khi: “Con bỗng lắc tay cha khẽ hỏi:/ – Cha ơi! Sao xa kia chỉ thấy nước thấy trời/ Không thấy nhà, không thấy cây, không thấy người ở đó?”. Người con trong bài thơ này còn nhỏ quá nên mới đặt ra những câu hỏi ngây thơ đến vậy! Một câu hỏi ngây thơ mà không hề vô nghĩa! Đôi mắt lần đầu tiên thấy biển của con đã khơi gợi những nỗi băn khoăn rất đáng yêu trước mịt mùng biển trời bát ngát. Đó cũng là cái cớ để người cha bày tỏ trải nghiệm cuộc đời mình qua lời giải đáp cho con: “Theo cánh buồm đi mãi đến nơi xa/ Sẽ có cây, có cửa, có nhà/ Vẫn là đất nước của ta…”.
Cứ theo như lời của cha, thì cánh buồm sẽ là phương tiện để con người có thể đi đến những nơi cha chưa hề đến. Người cha đã tự thừa nhận cái giới hạn của mình. Và thật bất ngờ khi: “Con lại trỏ cánh buồm xa nói khẽ/ Cha mượn cho con buồm trắng nhé/ Để con đi…”.