“Bước qua Đèo Ngang , bóng xế tà , Cỏ cây chen đá lá chen hoa . Lom khom dưới núi , tiều vài chú , Lác đác bên sông , chợ mấy nhà ” Em hãy viết 6 –

“Bước qua Đèo Ngang , bóng xế tà ,
Cỏ cây chen đá lá chen hoa .
Lom khom dưới núi , tiều vài chú ,
Lác đác bên sông , chợ mấy nhà ”
Em hãy viết 6 – 8 câu cảm nhận về cảnh thiên nhiên có sử dụng Quan Hệ Từ

0 bình luận về ““Bước qua Đèo Ngang , bóng xế tà , Cỏ cây chen đá lá chen hoa . Lom khom dưới núi , tiều vài chú , Lác đác bên sông , chợ mấy nhà ” Em hãy viết 6 –”

  1. Bà huyện Thanh Quan đã khéo léo miêu tả hình ảnh cảnh vật và con người ở Đèo Ngang ở 4 câu thơ đầu. Thời gian là vào buổi chiều. Chính điều nay đã làm cho bài thơ của bà Huyện Thanh Quan thêm vẻ thơ mộng. Bằng cách liệt kê, bà đã gợi lên vẻ um tùm, rậm rạp của cỏ cây. Bà đã đảo chủ vị để làm nhấn mạnh sự thưa thớt của con người giữa nơi thiên nhiên và sử dụng nghệ thật đối để tạo nhịp điệu cân đối cho câu thơ… Qua bốn câu thơ, ta có thể cảm nhận được khung cảnh hoang sơ, vắng vẻ có sự sống của con người nhưng thưa thớt  nhỏ bé chìm trong sự hùng vĩ của thiên nhiên.

    Bình luận
  2. Dừng chân ở Đèo Ngang vào lúc xế tà, đó là thời điểm cuối ngày nên làm cho nhân vật trữ tình thấm đượm một nỗi buồn man mác. Xung quanh cỏ ,cây,đá,núi chen chúc nhau. Động từ “chen”gợi cảnh vật um tùm,rậm rạp, chưa có dấu ấn của bước chân người. Trong khung cảnh đó ,hình ảnh con người xuất hiện thưa thớt

                Lom khom dưới núi tiều vài chú

                Lác đác bên sông chợ mấy nhà

    Từ láy “lom khom” gợi dáng vẻ cúi xuống,thu nhỏ lại,con người như bị khuất lấp trước thiên nhiên.

    Nhìn xa xa,xóm nhỏ ven sông lác đác vài ngôi nhà thưa thớt.Trong không gian vắng vẻ,hoang sơ,hiu quạnh nghe rõ tiếng chim cuốc,chim đa đa vọng lại. Khung cảnh Đèo Ngang đã đc thể hiện đầy hoang sơ bí ẩn, mang vẻ đẹp hùng vĩ nhưng vắng vẻ dấu chân của con người nơi đây thể hiện cuộc

    sống vắng vẻ, hoang sơ

    Xuyên suốt bài thơ là nỗi buồn mênh mang bao trùm lên cảnh vật ban đầu là nỗi buồn man mác sau đó là tâm trạng rõ nét và cụ thể”nhớ nước thương nhà” khi đến đèo Ngang-danh giới giữa đằng trong và đằng ngoài nhà thơ ko khỏi bùi ngùi xúc động.Quá khứ về kinh Thành Thăng Long một thời huy hoàng bây giờ đã trở nên xa xôi mù mịt.Bước chân của người lữ khách bỗng trở nên ngập ngừng:

                           Dừng chân đứng lại trời non nước

                            Một mảnh tình riêng ta với ta

    Lúc này nhà thơ đối diện với chính mình, trước không gian mênh mông vô tận nỗi buồn tự mình thấu hiểu cụm từ ta với ta kết thúc bài thơ đã thể hiện 1 mk nhà thơ đối diện với chính mình. Cách kết hợp đó tuy hai mà một đã đẩy nỗi buồn sự cô đơn của nhà thơ lên đến đỉnh điểm.

                  #nocopy

    Bình luận

Viết một bình luận