C/ CÁC CÂU HỎI VẬN DỤNG1) Một lọ thuỷ tinh được đậy bằng nút thuỷ tinh, nút bị kẹt. Hỏi phải mở nút bằng cáchnung nóng phần nào của lọ thuỷ tình2) Tại

C/ CÁC CÂU HỎI VẬN DỤNG1) Một lọ thuỷ tinh được đậy bằng nút thuỷ tinh, nút bị kẹt. Hỏi phải mở nút bằng cáchnung nóng phần nào của lọ thuỷ tình2) Tại sao khi đun nước ta không nên đổ nước thật đầy?3) Tai sao ngươi ta không đóng chai nước ngọt thật đầy?4) Tại sao quả bóng bàn đang bị bẹp khi nhúng vào nước nóng lại có thể phồng lên?5) Tại sao không khí nóng lại nhẹ hơn không khí lạnh?6) Trong việc đúc tượng đồng, có những quá trình chuyển thể nào của đồng?7) Tại sao khi rót nước nóng vào cốc thuỷ tinh dày thì dễ vỡ hơn là rót nước nóng vào cốcthuỷ tinh mỏng?8) Hai nhiệt kế thuỷ ngân có bầu chứa một lượng thuỷ ngân như nhau, nhưng ống thuỷ tinhcó tiết diện khác nhau, khi đặt cả hai nhiệt kệ này vào hơi nước đang sôi thì mực thuỷ ngântrong 2 ống có dâng lên cao như nhau hay không? Tại sao?9) Tại sao người ta không dùng nước mà phải dùng rượu để chế tạo các nhiệt kế dùng để đo
Đề thi, tài liệu học tập:https://vndoc.com/VnDoc – Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phínhiệt độ của không khí?10) Tại sao không khí nóng lại nhẹ hơn không khí lạnh11) Tại sao khi nối các thanh ray của đường ray người ta lại để 1 khoảng hở nhỏ giữa 2thanh ray?12) Một quả cầu bằng nhôm, bị kẹt trong một vòng bằng sắt. để tách quả cầu ra khỏi vòngthì một học sinh đem hơ nóng cả quả cầu và vòng. Hỏi các này có thể tách quả cầu ra đượchay không? Tại sao?13) Nguời ta thường thả đèn trời trong các dịp lễ hội. đó là một khung nhẹ hình trụ đượcbọc vải hoặc giấy, phía duới treo một ngọn đèn (hoặc một vật tẩm dầu dễ cháy) (xem hìnhbên). Tại sao khi đèn (hoặc vật tẩm dầu) được đốt lên thì đèn trời có thể bay lên cao?14) Tại sao khi trồng chuối hay trồng mía người ta thường chặt bớt lá15) Giải thích sự tạo thành giọt nước đọng trên lá cây vào ban đêm16) Tại sao rượu (cồn) đựng trong chai không đậy nút sẽ cạn dần, còn nếu đậy nút thìkhông cạn17) Tại sao vào mùa lạnh, khi hà hơi vào mặt gương ta thấy mặt gương mờ đi rồi sau mộtthời gian, mặt gương lại sáng trở lại18) Tại sao máy sấy tóc lại làm cho tóc mau khô
Mn lm chi tiết đủ 18 câu nhé
mk đg cần gấp

0 bình luận về “C/ CÁC CÂU HỎI VẬN DỤNG1) Một lọ thuỷ tinh được đậy bằng nút thuỷ tinh, nút bị kẹt. Hỏi phải mở nút bằng cáchnung nóng phần nào của lọ thuỷ tình2) Tại”

  1. Đáp án:

     

    Giải thích các bước giải:

    Câu 1:  Nung nóng cổ chai thủy tinh

     Câu 2: Khi đun nước, ta không nên đổ thật đầy ấm vì chất lỏng nở ra khi nóng lên và chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn nên làm nước tràn ra ngoài khi nước nóng lên, làm tắt bếp, gây nguy hiểm.

     Câu 3: Nếu đóng chai nước ngọt thật đầy thì khi trời nóng , nhiệt độ tăng lên dễ làm nước trong chai nở ra và tràn nước ra ngoài vì vậy người ta không đóng chai nước ngọt thật đầy để tránh hiện tượng đó.

     Câu 4: Khi nhúng quả bóng bàn bị bẹp (chưa bị thủng) vào nước nóng, do tiếp xúc với nhiệt độ cao của nước nóng nhiệt độ không khí bên trong quả bóng sẽ bị nóng dần lên, sẽ giãn nở ra và làm cho quả bóng phồng lên và trở về như ban đầu.

     Câu 5: Trọng lượng riêng của không khí được xác định bằng công thức:

    d = P/V = 10.m/V

    (m là khối lượng khí, V là thể tích của khí).

    Khi nhiệt độ tăng, khối lượng khí m không đổi nhưng thể tích V tăng do khí nở ra, do đó trọng lượng riêng d giảm.

    Vì vậy trọng lượng riêng của không khí nóng nhỏ hơn của không khí lạnh, nghĩa là không khí nóng nhẹ hơn không khí lạnh.

     Câu 6: Trong quá trình đúc tượng đồng, có những quá trình chuyển thể sau:

    + Đồng nóng chảy: Từ thể rắn sang thể lỏng, khi nung trong lò đúc

    + Đồng lỏng đông đặc: Từ thể lỏng sang thể rắn, khi nguội trong khuôn đúc.

    Như vậy trong đúc tượng đồng có cả quá trình nóng chảy và quá trình đông đặc.

     Câu 7: Vì khi rót nước nóng vào cốc thủy tinh dày, thành bên trong nhận nhiệt trước, nóng lên nở ra. Còn thành ngoài cốc chưa nhận được nhiệt nên chưa giãn nở. Do sự giãn nỡ vì nhiềt giữa thành bên trong và bên ngoài không đều nên sẽ gây ra 1 lực khá lớn gây vỡ, nứt cốc. Còn cốc thủy tinh mỏng nhận được nhiệt đều nên không bị vỡ.

     Câu 8: Mực thủy ngân không dâng lên như nhau. Dù thế tích thủy ngân trong hai nhiệt kế tăng lên như nhau, nhưng ống thủy tinh có tiết diện nhỏ hơn thì mực thủy ngân sẽ dâng cao hơn.

    Câu 9: Nhiệt độ đông đặc của nước là 0 độ C nên không thể dùng nước để đo nhiệt độ ở những vùng có khí hậu lạnh.

    Nhiệt độ đông đặc của rượu rất thấp ( -117 độ C) và nhiệt độ của khí quyến thường không xuống thấp hơn nhiệt độ này nên người ta thường dùng nhiệt kế rượu để đo nhiệt độ khí quyển ở những vùng có khí hậu lạnh.

     Câu 10:  Trọng lượng riêng của không khí được xác định bằng công thức:

    d = P/V = 10.m/V

    (m là khối lượng khí, V là thể tích của khí).

    Khi nhiệt độ tăng, khối lượng khí m không đổi nhưng thể tích V tăng do khí nở ra, do đó trọng lượng riêng d giảm.

    Vì vậy trọng lượng riêng của không khí nóng nhỏ hơn của không khí lạnh, nghĩa là không khí nóng nhẹ hơn không khí lạnh.

     Câu 11: Người ta phải chừa khoảng cách giữa chỗ tiếp nối hai đầu thanh ray của đường ray tàu hoả để khi trời nóng, các thanh ray nở ra vì nhiệt sẽ không bị cản trở lẫn nhau, và không bị chồng ép lên nhau hoặc làm lệch hoặc cong đường ray dễ gây tai nạn.

     Câu 12: Cách này không thể tách quả cầu ra được vì :

    – Quả cầu bằng nhôm, vòng bằng sắt mà sắt nở vì nhiệt ít hơn nhôm, cho nên hơ cả hai sẽ càng bị siết chặt hơn vào vòng sắt .

    Ta phải hơ nóng vòng sắt để vòng nở ra vì nhiệt, làm vòng rộng ra, dễ dàng lấy được quả cầu.

     Câu 13: Khi đốt đèn lên, không khí trong đèn nóng lên, nở ra, khí nhẹ bay lên cao, khí lạnh phía dưới lùa vào chiếm chỗ và tạo ra luồng gió và lực đẩy, đấy đèn từ dưới lên, khiến đèn bay cao.

     Câu 14: Khi trồng chuối hay trồng mía, người ta phải phạt (cắt) bớt lá để làm giảm diện tích mặt thoáng của lá nhờ đó hạn chế sự bay hơi nước từ lá, có thể làm khô cây.

    Câu 15: Sương đọng trên lá cây liên quan đến hiện tượng ngưng tụ.

    Vì trong không khí có hơi nước. Vào ban đêm, nhiệt độ thấp hơn ban ngày, hơi nước trong không khí gặp lạnh sẽ ngưng tụ lại tạo thành những giọt sương đọng trên lá cây

    Câu 16:

    * Khi không đậy nút mặt thoáng của rượu thông với không khí bên ngoài nên sự bay hơi xảy ra mạnh hơn so với sự ngưng tụ nên hơi rượu thoát ra ngoài không khí do đó rượu cạn dần.

    * Rượu đựng trong chai cũng đồng thời xảy ra 2 quá trình bay hơi và ngưng tụ, nhưng rượu trong chai đậy kín có bao nhiêu rượu bay hơi thì cũng có bấy nhiêu rượu ngưng tụ lại nên lượng rượu sẽ không giảm.

    Câu 17: Trong hơi thở của người có hơi nước. Khi gặp mặt gương lạnh, hơi nước này ngưng tụ thành những giọt nước nhỏ làm mờ gương. Sau một thời gian những hạt nước này lại bay hơi hết vào không khí và mặt gương lại sáng.

    Câu 18: Vì khi sử dụng máy sấy tóc, máy sấy tạo ra một luồng gió ở nhiệt độ cao, làm cho quá trình bay hơi của tóc được nhanh hơn. Do vậy mà khi sấy tóc sẽ làm cho tóc mau khô hơn.

    NOCOPY

    Chúc bạn học tốt.

    Bình luận

Viết một bình luận