C1 Cho biết địa bàn hoạt động của cuộc khởi nghĩa người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Hương Khê cuộc khởi nghĩa cuộc chiến đấu ở hương khê đã diễn ra như t

C1 Cho biết địa bàn hoạt động của cuộc khởi nghĩa người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Hương Khê cuộc khởi nghĩa cuộc chiến đấu ở hương khê đã diễn ra như thế nào vì sao cuộc khởi nghĩa hương khê diễn ra tiêu biểu trong phong trào cần vương
C2
Nguyên nhân nào dẫn đến việc khởi nghĩa Yên Thế nổ ra Trình bày diễn biến chính ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Yên Thế
c3
Em hãy nêu nội dung cơ bản của Hiệp ước Nhâm Tuất 1862 nhận xét về tính chất của thái độ triều đình Huế
C4
Trình bày những nhân vật và lịch sử tiêu biểu của cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta từ 1858 đến 1884

0 bình luận về “C1 Cho biết địa bàn hoạt động của cuộc khởi nghĩa người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Hương Khê cuộc khởi nghĩa cuộc chiến đấu ở hương khê đã diễn ra như t”

  1. c1.

    Khởi nghĩa Hương Khê (1885  1896) là đỉnh cao của phong trào Cần vương, và thất bại của công cuộc này cũng đã đánh dấu sự kết thúc sứ mạng lãnh đạo 10 năm chống thực dân Pháp của tầng lớp sĩ phu phong kiến Việt Nam.

    Lãnh đạo chính của khởi nghĩa là Đình nguyên tiến sĩ Phan Đình Phùng (1847  1895), và một cộng sự đắc lực của ông là tướng Cao Thắng (1864  1893)[1].

    c2

    Khởi nghĩa Yên Thế là một cuộc đối đầu vũ trang giữa những người nông dân ly tán tại vùng Yên Thế Thượng và sau đó là Thái Nguyên, đứng đầu là Hoàng Hoa Thám, với quân Pháp, khi Pháp vừa kết thúc chiến tranh với Trung Quốc và bắt đầu kiểm soát toàn bộ vùng Bắc kỳ những năm cuối thế kỷ 19 trong lịch sử Việt Nam.

    c3

    Ngày 5-6-1862, triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất gồm những nội dung cơ bản sau:

    – Thừa nhận cho Pháp cai quản 3 tỉnh miền Đông Nam Kì (Gia Định, Định Tường, Biên Hòa) và đảo Côn Lôn.

    – Mở ba cửa biển (Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên) cho Pháp vào buôn bán.

    – Cho phép người Pháp và người Tây Ban Nha tự do truyền đạo Gia Tô, bãi bỏ lệnh cấm đạo trước đây.

    – Bồi thường cho Pháp một khoản chiến phí tương đương 280 vạn lạng bạc.

    – Pháp sẽ trả lại thành Vĩnh Long cho triều đình Huế với điều kiện triều đình buộc được nhân dân ta ngừng kháng chiến chống lại thực dân Pháp.

    c4

    Tiến thoái đều không được, Rigault de Genouilly, lúc này được phong làm Đô đốc, bèn quyết định chuyển hướng tấn công vào Gia Định. Đầu tháng 2-1859, quân Pháp chỉ để lại ở Đà Nẵng một lực lượng chiếm đóng gồm một đại đội và vài chiếc chiến hạm nhỏ do đại tá Toyou chỉ huy. Tương quan lực lượng tại Đà Nẵng lúc này đã thay đổi, tạo thế thuận lợi cho ta. Lại thêm yếu tố thời tiết và khí hậu khắc nghiệt ở nơi đây làm cho quân địch khốn đốn, gần như bị tước mất sức chiến đấu. Một chỉ huy quân Pháp ở đây đã thú nhận: “trên mảnh đất nóng cháy này, các binh sĩ của ta gục ngã, cầm không nổi khí giới”. Những toán viện binh sau đó cũng bị tiếp tục hao mòn vì bệnh dịch và khí hậu oi bức, cộng thêm sự căng thẳng thần kinh do các cuộc tập kích hàng đêm vào các cứ điểm của quân triều đình và dân binh.

    Kết cục, sau 18 tháng đánh chiếm Đà Nẵng (từ 1-9-1858 đến 23-3-1860), Page – thiếu tướng Tổng chỉ huy liên quân Pháp – Tây Ban Nha – được lệnh của Chính phủ Pháp rút hết quân ra khỏi Đà Nẵng để đưa sang hỗ trợ cho chiến trường Trung Quốc. Trước khi rút quân, Page ra lệnh đốt hết các đồn trại ở Sơn Trà, An Hải, Điện Hải, Trà Úc và đành phải để lại một nghĩa địa và hàng trăm nấm mồ quân xâm lược nằm rải rác trên bán đảo Sơn Trà. Đây là nghĩa địa quân xâm lược duy nhất còn tồn tại đến ngày nay ở nước ta.

    Bình luận
  2. C1

    Địa bàn hoạt động của nghĩa quân bao gồm bốn tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình; với địa bàn chính là Hương Khê (Hà Tĩnh), tồn tại suốt 10 năm liên tục.

    Ở bốn tỉnh này, Phan Đình Phùng đã chia địa bàn thành 15 quân thứ, đồng thời dựa vào địa thế rừng núi hiểm yếu, ông cho xây dựng lực lượng và cơ sở chiến đấu chính nằm ở hai huyện Hương Sơn  Hương Khê (Hà Tĩnh) . Người lãnh đạo đó Phan Đình Phùng . Giai đoạn đầu (1885  1888)[sửa | sửa mã nguồn]

    Đây là giai đoạn chuẩn bị, xây dựng lực lượng và cơ sở chiến đấu. Sau một vài trận tập kích và chống càn không hiệu quả, Phan Đình Phùng cho quân rút về làng Phùng Công (Hương Sơn), rồi lại rút lên rừng núi đánh du kích.

    Đầu năm 1887, thấy thực lực nghĩa quân Hương Khê quá suy yếu, Phan Đình Phùng giao quyền chỉ huy cho Cao Thắng để ra Bắc đến các tỉnh Sơn Tây, Hải Dương, Bắc Ninh,…tìm sự hỗ trợ và liên kết lực lượng.

    Ở lại Hà Tĩnh, Cao Thắng cùng các chỉ huy khác như Cao Nữu, Cao Đạt, Nguyễn Niên,…đem quân đến làng Lê Động (Hương Sơn) để tổ chức lại lực lượng, luyện quân, xây dựng hệ thống đồn lũy[6], rèn đúc vũ khí,… ,Giai đoạn sau (1889  1896)[sửa | sửa mã nguồn]

    Cuối tháng 9 năm 1889, Phan Đình Phùng từ Bắc Kỳ trở về Hà Tĩnh. Nhờ Cao Thắng và các chỉ huy khác, mà lực lượng lúc này đã có khoảng ngàn lính và 500 khẩu súng tốt[7]. Nhận thấy trong công tác chuẩn bị, mọi mặt đều đã khá, Phan Đình Phùng bèn cho mở rộng địa bàn hoạt động ra khắp bốn tỉnh là Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình; làm cản trở con đường đi lại Bắc-Nam và công cuộc thôn tính nước Việt của quân Pháp.

    Đối phó lại, thực dân Pháp cho bố trí nhiều đồn lẻ ở các nơi để phong tỏa từng khu vực và kiềm chế hoạt động của nghĩa quân. Riêng ở Hương Khê, đối phương đã cho lập tới 20 đồn, mỗi đồn có khoảng 30 lính đóng giữ [8]. vì Khởi nghĩa Hương Khê là đỉnh cao nhất của phong trào Cần vương cuối thế kỷ 19, kéo dài suốt 10 năm, có quy mô rộng lớn, có tổ chức tương đối chặt chẽ 

    Bình luận

Viết một bình luận