C1: Cho biết sự khác nhau giữa lục địa và châu lục? C2: Hãy nêu đặc điểm vị trí địa lí, diện tích, hình dạng bờ biển của Châu phi? C3: Châu phi có dạn

By Anna

C1: Cho biết sự khác nhau giữa lục địa và châu lục?
C2: Hãy nêu đặc điểm vị trí địa lí, diện tích, hình dạng bờ biển của Châu phi?
C3: Châu phi có dạng địa hình chủ yếu nào?
C4: Kể tên các nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú của Châu phi?
C5: Nêu đặc điểm khí hậu Châu phi?
C6: Giải thích tại sao khí hậu châu phi nóng và khô hạn bậc nhất thế giới?
C7: Tính đa dạng của môi trường châu phi được thể hiện như thế nào?
C8: Vì sao hoang mạc châu phi lại tiến ra sát biển? Tại sao diện tích hoang mạc ở Bắc phi lớn hơn Nam phi?
C9: Trình bày sự phân bố dân cư châu phi. Vì sao có sự phân bố như vậy?
C10: Những nguyên nhân xã hội nào kìm hãm sự phát triển kinh tế xã hội các nước châu phi?
C11: Nêu những nguyên nhân và hậu quả của vấn đề ô nhiễm không khí ở đới ôn hòa?
C12: Tại sao nói đới lạnh là vùng hoang mạc lạnh của Trái Đất?
C13: Mật độ Dân số là gì? Tính mật độ dân số của Châu phi. Cho biết:
Diện tích: 30 triệu km2 Dân số: 818 triệu người ( 2001 )

0 bình luận về “C1: Cho biết sự khác nhau giữa lục địa và châu lục? C2: Hãy nêu đặc điểm vị trí địa lí, diện tích, hình dạng bờ biển của Châu phi? C3: Châu phi có dạn”

  1.  Câu 1:

    – Sự khác nhau:

    + Lục địa là khối đất liền rộng hàng triệu km2 có biển và đại dương bao quanh. Sự phân chia các lục địa có ý nghĩa về tự nhiên là chính.

    + Châu lục bao gồm phần lục địa và các đảo, quần đảo xung quanh. Sự phân chia mang ý nghĩa về mặt kinh tế, chính trị.

    – Trên thế giới có những châu lục:

    + Châu Á

    + Châu Âu

    + Châu Phi

    + Châu Mĩ

    + Châu Đại dương

    + Châu Nam Cực

    – Lục địa:

    + Lục địa Á- Âu

    + Lục địa Phi

    + Lục địa Bắc Mĩ

    + Lục địa Nam Mĩ

    + Lục địa Ô- xtray- li- a

    + Lục địa Nam Cực

    Câu 2:

    Châu Phi là phần lớn nhất trong số 3 phần nổi trên mặt nước ở phía nam của bề mặt Trái Đất. Nó bao gồm khu vực bao quanh một diện tích khoảng 30.221.532 km² (11.668.599 mi²) tính cả các đảo. Đại bộ phận diện tích nằm giữa chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam nên có khí hậu nóng quanh năm.

    Châu Phi (hay Phi châu) là châu lục đứng thứ hai trên thế giới về dân số(sau châu Á), thứ ba về diện tích (sau châu Á và châu Mỹ). Với diện tích khoảng 30.221.532 km² (11.668.599 mi²) bao gồm cả các đảo cận kề thì nó chiếm 20,4% tổng diện tích đất đai của Trái Đất. Với 1.2 tỷ dân sinh sống ở 54 quốc gia tính đến 2016, châu Phi chiếm khoảng 16% dân số thế giới.

    Câu 3:

    Địa hình châu Phi khá đơn giản. Có thể coi toàn bộ lục địa là một khối cao nguyên khổng lồ, cao trung bình 750m; trên đó chủ yếu là các sơn nguyên xen các bồn địa thấp. Phần đông của lục địa được nâng lên mạnh, nền đá bị nứt vỡ và đổ sụp, tạo thành nhiều thung lũng sâu, nhiều hồ hẹp và dài. châu Phi có rất ít núi cao và đồng bằng thấp.

    Câu 4:

    Châu Phi có nguồn khoáng sản phong phú, là châu lục đang nắm giữ 90% lượng Coban, 90% Platin, 50% Vàng, 98%Crom, 70% Tantalite[5], 64% Mangan và một phần ba lượng Urani của thế giới. Cộng hòa Dân chủ Congo có 70% lượng Coltan của thế giới, một loại Khoáng sản được dùng để sản xuất tụ điện Tantalum cho các thiết bị điện tử như điện thoại di động. Guinea là quốc gia xuất khẩu Bô xít lớn nhất thế giới. Ngoài ra, còn có nhiều dầu mỏ và khí đốt.

    Câu 5

    Các môi trường tự nhiên của châu Phi nằm đối xứng qua xích đạo:

    – Môi trường xích đạo ẩm 

    – Hai môi trường nhiệt đới:

    – Hai môi trường hoang mạc

    – Hai môi trường địa trung hải

     Câu 6:

    Châu Phi có khí hậu nóng, nhiệt độ trung bình năm trên 20°C, thời tiết ổn định. Lượng mưa tương đối ít và giảm dần về phía hai chí tuyến, hình thành những hoang mạc lớn, lan ra sát biển. Sa mạc Sahara là hoang mạc cát lớn nhất thế giới.

    Câu 7:

    Các môi trường tự nhiên của châu Phi nằm đối xứng qua xích đạo:

    – Môi trường xích đạo ẩm với thảm thực vật rừng rậm xanh quanh năm, gồm bồn địa Congo và miền duyên hải phía bắcvịnh Guinea.

    – Hai môi trường nhiệt đới:càng xa Xích đạo lượng mưa càng giảm, rừng rậm nhường chỗ cho rừng thưa & xavan cây bụi. Nhờ nguồn thức ăn phong phú, xavan là nơi tập trung nhiều động vật ăn cỏ (ngựa vằn, sơn dương, hươu cao cổ…) và động vật ăn thịt (sư tử, báo gấm…)

    – Hai môi trường hoang mạc, gồm sa mạc Sahara ở phía bắc & hoang mạc Kalahari, hoang mạc Namib ở phía nam. Khí hậu khắc nghiệt, mưa rất hiếm, biên độ nhiệt giữa ngày và đêm lớn. Thực vật, động vật nghèo nàn

    .- Hai môi trường địa trung hải ở phần cực Bắc và phần cực Nam châu Phi. Mùa đông mát mẻ và có mưa, mùa hạ nóng và khô. Thảm thực vật là rừng cây bụi lá cứng

    Câu 9:

    Dân cư châu Phi có thể nhóm một cách thuận tiện theo khu vực mà họ sinh sống ở phía bắc hay phía nam của sa mạc Sahara; các nhóm này được gọi là người Bắc Phi và người Phi hạ Sahara một cách tương ứng. Người Ả Rập-Berber nóitiếng Ả Rập chi phối khu vực Bắc Phi, trong khi khu vực châu Phi hạ Sahara được chi phối bởi một lượng lớn dân cư tạp nham, nói chung được nhóm cùng nhau như là ‘người da đen’ do nước da sẫm màu của họ. Ở đây có một sự đa dạng về các loại hình dáng cơ thể trong số những người Phi hạ Sahara—dao động từ người Masai và Tutsi, được biết đến nhờ vóc người cao lớn của họ, tới người Pygmy, là những người có tầm vóc nhỏ nhất thế giới.

    Ngoài các nhóm người gốc sông Nil ở miền nam Sudan, một số nhóm người gốc sông Nil có ở Ethiopia, và các tộc người Phi thiểu số Bantu ở Somalia, người Phi từ các phần đông bắc của châu lục này nói chung có hình dáng bên ngoài khác với những người này ở các khu vực khác. Những người nói tiếng Bantu là đa số ở miền nam, trung tâm và đông châu Phi; nhưng cũng có vài nhóm người gốc sông Nil ở Đông Phi, và chỉ còn rất ít người Khoisan (‘San’ hay ‘Busmmen’) và Pygmy bản địa ở miền nam và trung châu Phi.

    Người Phi nói tiếng Bantu cũng chiếm ưu thế ở Gabon và Guinea Xích đạo, cũng như có sinh sống ở miền nam của hai nước Cameroon và Somalia. Tại sa mạc Kalahari ở miền nam châu Phi, những người được gọi là Bushmen (“San”, có quan hệ gần với người “Hottentot”, nhưng khác biệt rõ) đã sống ở đó lâu đời. Người San về mặt bề ngoài là khác biệt với những người châu Phi khác và là dân bản địa ở miền nam châu Phi. “Pygmy” là người bản địa của miền trung châu Phi.

    Người Phi ở Bắc Phi, chủ yếu là Ả Rập-Berber, là những người Ả Rập đã đến đây từ thế kỷ VII và đồng hóa với người Berber bản địa. Người Phoenicia (Semit), và người Hy Lạp và người La Mã cổ đại từ châu Âu cũng đã định cư ở Bắc Phi. Người Berber là thiểu số đáng kể ở Maroc và Algérie cũng như có mặt ở Tunisia và Libya. Người Tuareg và các dân tộc khác (thường là dân du mục) là những người sinh sống chủ yếu của phần bên trong Sahara ở Bắc Phi. Người Nubia da đen cũng đã từng phát triển nền văn minh của mình ở Bắc Phi thời cổ đại.

    Một số nhóm người Ethiopia và Eritrea (tương tự như Amhara và Tigray, gọi chung là người “Habesha”) có tổ tiên là người Semit (Sabaea). Người Somali là những người có nguồn gốc từ các cao nguyên ở Ethiopia, nhưng phần lớn các bộ tộc Somali cũng có tổ tiên là người gốc Ả Rập. Sudan và Mauritanie được phân chia giữa phần lớn người gốc Ả Rập ở phía bắc và người Phi da đen ở phía nam (mặc dù nhiều người gốc “Ả Rập” ở Sudan có tổ tiên rõ ràng là người châu Phi, và họ khác rất nhiều so với người gốc Ả Rập ở Iraq hay Algérie). Một số khu vực ở Đông Phi, cụ thể là ở đảo Zanzibar và đảo Lamu của Kenya, có những người dân và thương nhân gốc Ả Rập và Hồi giáo châu Á sinh sống từ thời Trung Cổ.

    Bắt đầu từ thế kỷ XVI, người châu Âu như Bồ Đào Nha và Hà Lan bắt đầu thiết lập các điểm thương mại và pháo đài dọc theo bờ biển tây và nam châu Phi. Cuối cùng thì một lượng lớn người Hà Lan, cùng với người Pháp Huguenot và người Đứcđã định cư lại tại khu vực gọi là Cộng hòa Nam Phi ngày nay. Hậu duệ của họ, người Phi da trắng , là nhóm dân da trắng lớn nhất ở Nam Phi ngày nay. Trong thế kỷ XIX, giai đoạn thứ hai của quá trình thuộc địa hóa đã đem một lượng lớn người Pháp và người Anh tới định cư ở châu Phi. Người Pháp sống chủ yếu ở Algérie, còn một lượng nhỏ khác sống ở các khu vực khác thuộc Bắc và Tây Phi. Người Anh định cư ở Nam Phi cũng như ở Rhodesia thuộc địa và ở các vùng cao nguyên của Kenya ngày nay. Một lượng nhỏ binh lính, thương nhân và viên chức gốc Âu cũng sinh sống ở các trung tâm hành chính như Nairobi và Dakar. Sự tan rã của các thuộc địa trong thập niên 1960 thường tạo ra sự di cư hàng loạt các hậu duệ gốc Âu ra khỏi châu Phi—đặc biệt là ở Algérie, Kenya và Rhodesia (nay là Zimbabwe). Tuy nhiên, ở Nam Phi thì người da trắng thiểu số (10% dân số) vẫn ở lại rất nhiều tại nước này kể cả sau khi sự cai trị của người da trắng chấm dứt năm 1994. Nam Phi cũng có cộng đồng người hỗn hợp về chủng tộc (người da màu).

    Sự thực dân hóa của người châu Âu cũng đem tới đây nhiều nhóm người châu Á, cụ thể là những người từ tiểu lục địa Ấn Độ tới các thuộc địa của Anh. Các cộng đồng lớn người Ấn Độ có ở Nam Phi và các nhóm nhỏ hơn có ở Kenya và Tanzaniacũng như ở một vài nước thuộc nam và đông châu Phi. Một cộng đồng khá lớn người Ấn Độ ở Uganda đã bị nhà độc tài Idi Amin trục xuất năm 1972, mặc dù nhiều người kể từ đó đã quay trở lại.

    Câu 10:

    Châu Phi cũng phải hứng chịu sự chảy vốn liên tục. Nói chung, thu nhập đến với các nước châu Phi lại nhanh chóng ra đi, hoặc là do các tài sản được bán ra đều là sở hữu của ngoại quốc (dầu mỏ là một ví dụ điển hình) và tiền thu về lại được chuyển cho các chủ nước ngoài, hoặc là các khoản tiền đó phải sử dụng để thanh toán các khoản vay của các nước công nghiệp hay Ngân hàng thế giới (WB). Người ta ước tính rằng châu Phi có thể giảm sự phụ thuộc vào viện trợ của nước ngoài một cách đáng kể nếu mọi lợi nhuận thu được tại các nước châu Phi được tái đầu tư vào khu vực trong ít nhất 12 tháng.

    Botswana, trước đây là một trong những quốc gia nghèo của châu Phi mà không đi theo các sự kiểm soát do Ngân hàng thế giới (WB) hay Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đề xuất, là một trong những ngoại lệ đối với quy luật chung của sự đình đốn nền kinh tế châu Phi, và đã thu được sự phát triển vững chắc trong những năm gần đây cho dù họ không có cả đầu tư nước ngoài, tự do luân chuyển vốn hay tự do hóa thương mại.

    Nước thành công kinh tế nhiều nhất là Cộng hòa Nam Phi, đây là một quốc gia phát triển về công nghiệp và kinh tế như bất kỳ nước công nghiệp châu Âu hay Bắc Mỹ nào, nước này còn có thị trường chứng khoán riêng rất hoàn thiện. Nam Phi đạt được điều này một phần là nhờ sự giàu có đáng ngạc nhiên về các nguồn tài nguyên thiên nhiên, nước này là nước dẫn đầu thế giới về sản xuất vàng và kim cương.

    Câu 11:

    Nguyên nhân: Do các khói bụi từ các nhà máy, xí nghiệp và phương tiện giao thông thải ra bầu khí quyển

    Hậu quả: Tạo nên mưa axit, tăng hiệu ứng nhà kính làm cho nhiệt độ trái đất nóng lên, băng ở hai cực tan ra làm cho mực nước biển và đại dương dâng cao

    Câu 12:

    Vì đới lạnh cũng có lượng mưa ít, rất khô hạn, biên độ nhiệt ngày và năm lớn, có rất ít người sinh sống, thực động vật nghèo nàn nên cũng được coi như hoang mạcnhưng nhiệt độ quá thấp nên gọi là hoang mạc lạnh.

    Câu 13:

    Mật độ dân số là một phép đo dân số trên đơn vị diện tích hay đơn vị thể tích. Nó thường được áp dụng cho các sinh vật sống nói chung,con người nói riêng.

                        Câu 8 mình không biết làm nha

    Trả lời

Viết một bình luận