C1 : Môi trường là gì? Phân tích vai trò của môi trường, tài nguyên thiên nhiên đối với cuộc sống của con người. Khi gặp những hành vi phá hoại môi tr

By Jasmine

C1 : Môi trường là gì? Phân tích vai trò của môi trường, tài nguyên thiên nhiên đối với cuộc sống của con người. Khi gặp những hành vi phá hoại môi trường và tài nguyên thiên nhiên, em cần phải làm gì ?
C2 : Thế nào là di sản văn hóa ? Có mấy loại di sản văn hóa. Kể tên 4 di sản văn hóa ở nước ta mà em biết.
C3 : Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là gì ? Trách nhiệm của chúng ta với quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

0 bình luận về “C1 : Môi trường là gì? Phân tích vai trò của môi trường, tài nguyên thiên nhiên đối với cuộc sống của con người. Khi gặp những hành vi phá hoại môi tr”

  1. C1:

    Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên.

    Vai trò của môi trường, tài nguyên thiên nhiên đối với cuộc sống của con người là :

    – Môi trường:

    Môi trường đóng vai trò là nơi cung cấp thông tin dữ liệu về lịch sử tiến hóa phát triển của con người trên trái đất. Cung cấp các tín hiệu báo hiệu hiểm họa sớm cho con người và sinh vật trước những hiểm họa về thiên nhiên và là nơi lưu giữ những giá trị thẩm mỹ, tôn giáo, văn hóa của con người

    – Tài nguyên thiên nhiên:

    Tài nguyên thiên nhiên là những thứ có sẵn trong tự nhiên, mà con người khai thác, sử dụng chúng để phục vụ các nhu cầu sống của mình.

    Khi gặp những hành vi phá hoại môi trường và tài nguyên thiên nhiên, em sẽ khuyên ngăn những người ấy, giải thích cho họ thấy hành vi của họ là không tốt, đáng lên án. Nếu không được, em báo cáo với chính quyền địa phương, tố cáo hành vi ấy để mọi người học tập. giữ cho môi trường sống luôn trong lành.

    C2:

    Di sản văn hóa là di sản của các hiện vật vật lý và các thuộc tính phi vật thể của một nhóm hay xã hội được kế thừa từ các thế hệ trước, đã duy trì đến hiện nay và dành cho các thế hệ mai sau.

    – Có 3 loại di sản văn hóa: di sản văn hóa phi vật thể, di sản văn hóa vật thể, di sản văn hóa hỗn hợp

    4 loại di sản văn hóa ở nước ta là:

    + Phổ cổ Hội An

    + Thánh địa Mỹ Sơn

    + Hội Gióng

    + Đờn ca tài tử

    C3:

    – Tín ngưỡng : là lòng tin vào một điều thần bí như thần linh, thượng đế, chúa trời…

    – Tôn giáo: là tín ngưỡng có hệ thống, tổ chức. Với những quan niệm giáo lí và các nghi lễ thể hiện sự sùng bái.

    Trách nhiệm của chúng ta với quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là:

    – Tôn trong các nơi thờ tự các tín ngưỡng, tôn giáo.

    – Không được bài xích gây mất đoàn kết, chia rẽ những người có tín ngưỡng, tôn giáo…

    Trả lời
  2. Câu 1

      “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên.

    Môi trường có các chức năng cơ bản sau:

    • Môi trường là không gian sống của con người và các loài sinh vật.
    • Môi trường là nơi cung cấp tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và hoạt động sản xuất của con người.
    • Môi trường là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra trong cuộc sống và hoạt động sản xuất của mình.
    • Môi trường là nơi giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên tới con người và sinh vật trên trái đất.
    • Môi trường là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người.

         Con người luôn cần một khoảng không gian dành cho nhà ở, sản xuất lương thực và tái tạo môi trường. Con người có thể gia tăng không gian sống cần thiết cho mình bằng việc khai thác và chuyển đổi chức năng sử dụng của các loại không gian khác như khai hoang, phá rừng, cải tạo các vùng đất và nước mới. Việc khai thác quá mức không gian và các dạng tài nguyên thiên nhiên có thể làm cho chất lượng không gian sống mất đi khả năng tự phục hồi.

    – E cần báo với công an sử lý hành vi phá hoại môt trường

    Câu 2

    Di sản văn hóaDi sản văn hóa là di sản của các hiện vật vật lý và các thuộc tính phi vật thể của một nhóm hay xã hội được kế thừa từ các thế hệ trước, đã duy trì đến hiện nay và dành cho các thế hệ mai sau.

    • Di sản văn hóa phi vật thể

    + Ngữ văn dân gian.

    + Tiếng nói, chữ viết.

    + Các loại nghệ thuật trình diễn dân gian.

    + Những tín ngưỡng và tập quán xã hội.

    + Các lễ hội truyền thống.

    + Ngành nghề thủ công truyền thống.

    + Tri thức dân gian.

    • Di sản văn hóa vật thể

    Di sản văn hóa được hiểu là những sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, khoa học, văn hóa và bao gồm những khía cạnh: Danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử – văn hóa, bảo vật quốc gia, cổ vật, di vật

    • Di sản văn hóa vật thể

    + Quần thể di tích Cố đô Huế

    + Phổ cổ Hội An

    + Thánh địa Mỹ Sơn

    + Hoàng thành Thăng Long

    + Thành Nhà Hồ

    • Di sản văn hóa phi vật thể

    + Nhã nhạc cung đình Huế: Là thể loại nhạc xuất hiện từ thời phong kiến và được trình diễn trong các dịp lễ hội lớn.

    + Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên

    + Dân ca quan họ

    + Ca Trù

    + Hội Gióng

    + Hát Xoan Phú Thọ

    + Tín ngường thờ cúng Hùng Vương – Đền Hùng

    + Đờn ca tài tử

    + Ví giặm Nghệ Tĩnh

    • Di sản văn hóa hỗn hợp

    + Quần thể danh thắng Tràng An – Ninh Bình

    • 4 Di sản tư liệu thế giới

    + Mộc bản Triều Nguyễn

    Đây là di sản tư liệu thế giới đầu tiên tại nước ta được UNESCO công nhận. Di sản Mộc bản Triều Nguyễn gồm 34.618 tấm văn bản chữ Hán – Nôm được khắc ngược trên bề mặt gỗ để in thành sách tại Việt Nam trong thế kỷ 19, 20.

    + Bia tiến sĩ Văn Miếu – Quốc Tử Giám

    Vào năm 2010 thì 82 tấm bai tiến sĩ tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám đã được UNESCO công nhận là Di sản tư liệu thế giới.

    + Mộc bản Kinh Phật chùa Vĩnh Nghiêm

     Châu bản Triều Nguyễ

    Trả lời

Viết một bình luận