C1. Một lọ thủy tinh đậy bằng nút thủy tinh, nút bị kẹt. Hỏi phải mở nút bằng cách nung nóng phần nào của lọ thủy tinh
C2. Tại sao khi đun nước ta không nên đổ nước thật đầy?
C3. Tại sao người ta không đóng chai nước ngọt thật đầy?
C1. Một lọ thủy tinh đậy bằng nút thủy tinh, nút bị kẹt. Hỏi phải mở nút bằng cách nung nóng phần nào của lọ thủy tinh
C2. Tại sao khi đun nước ta không nên đổ nước thật đầy?
C3. Tại sao người ta không đóng chai nước ngọt thật đầy?
câu 1)Để mở nút ta phải hơ nóng cổ lọ thủy tinh . Vì khi hơ nóng cổ lọ , cổ lọ sẽ gặp nóng và nở ra vì nhiệt . Khi đó đã ta có thể mở nút ra.
C2)ta không nên đổ nước thật đầy khi đun nước vì khi đun nước , cả ấm nước và nước đều gặp nóng và nở ra vì nhiệt . Nhưng chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn nên nước nở ra vì nhiệt nhiều hơn . Do đó nếu đổ đầy nước khi đun thì nước sẽ bị tràn ra ngoài , làm tắt bếp , gây nguy hiểm.
C3:Người ta không đóng chai nước ngọt thật đầy vì vào những ngày nắng nóng , vỏ chai nước và nước trong chai đều gặp nóng và nở ra . Nhưng vì chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn nên nước trong chai nở ra nhiều hơn vỏ chai . Do đó nếu đóng chai nước thật đầy thì nước nở vì nhiệt sẽ gặp vật cản và sinh ra một lực làm bật nắp chai và tràn nước ra ngoài
Đáp án:+Giải thích các bước giải:
C1: Phải mở nút bằng cách nung nóng phần cổ lọ. Khi cổ lọ bị nung sẽ nở vì nhiệt và giúp chúng ta lấy nắp chai ra dễ dàng.
C2: Không nên đổ nước quá đầy vì khi đun, nước sẽ nở vì nhiệt và sẽ trào ra ngoài.
C3: không nên đóng chai nước ngọt quá đầy. Áp dụng hiện tượng “Chất lỏng nở vì nhiệt và chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn”, ta thấy nếu chai bị nóng, nước sẽ trào ra khiến nắp bị bật.