C1 Nêu đặc điểm tự nhiên của châu Nam Cực C2 Tại sao lớp băng ở Nam cực ngày càng tan chảy nhiều hơn điều đó có ảnh hưởng gì đối với con người trên tr

C1 Nêu đặc điểm tự nhiên của châu Nam Cực
C2 Tại sao lớp băng ở Nam cực ngày càng tan chảy nhiều hơn điều đó có ảnh hưởng gì đối với con người trên trái đất
C3 Nêu vị trí địa lý và đặc điểm châu đại dương
C4 Nguyên nhân nào khiến cho các đảo châu đại dương được gọi là thiên đàng xanh của thái bình dương
C5 Giaỉ thích tại sao phần lớn diện tích Australia là hoang mạc
C6 Nêu đặc điểm dân cư châu đại dương
Mik hưa sẽ cho điểm

0 bình luận về “C1 Nêu đặc điểm tự nhiên của châu Nam Cực C2 Tại sao lớp băng ở Nam cực ngày càng tan chảy nhiều hơn điều đó có ảnh hưởng gì đối với con người trên tr”

  1. 1)Nêu đặc điểm tự nhiên của châu Nam Cực

    -Gồm phần lục địa Nam Cực và các đảo ven lục địa, diện tích 14,1 triệu Km2 .

    – Phần lớn lãnh thổ nằm gọn trong vòng cực Nam với cực Nan ở vị trí gần trung tâm lục địa Nam cực.

    -Khí hậu quanh năm rất lạnh, nhiệt độ thường dưới 20 độ C, là nơi có gió bão nhiều nhất thế giới.

    2)

    – Lớp băng ở Châu Nam Cực ngày càng tan chảy nhiều hơn là do : sự gia tăng lượng khí thải làm tăng hiệu ứng nhà kính khiến trái đất nóng dần lên làm băng ở Nam cực tan chảy.

    – Ảnh hưởng:

    + Nhấn chìm những nơi có địa hình thấp.

    + Gây nguy hiểm cho tàu thuyền trên biển.

    + Thu hẹp diện tích đất ở, sinh hoạt,..

    3)

    – Vị trí:

    + Châu Đại dương nằm giữa hai đại dương Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.

    + Tổng diện tích là 8,5 triệu km2.

    + Bao gồm lục địa Ô-xtrây-li-a, quần đảo Niu-di-len, ba chuỗi đảo san hô và đảo núi lửa Ma-la-nê-di, Mi-crô-nê-di, Pô-li-nê-di và vô số đảo nhỏ trong Thái Bình Dương.

    -Địa hình được chia làm ba khu vực:

    + Phía Đông là miền núi cao

    +Ở giữa là đồng bằng

    +Phía Tây là cao nguyên.

    *Khí hậu, động vật và thực vật:

    -Khí hậu: do nằm ở nơi có vĩ độ thấp, lại cịu ảnh hưởng sâu sắc của biển nên phần lớn các đảo có khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều, có rừng nhiệt đới phát triển

    -Châu Đại Dương có :

    +Nhiều động vật độ đáo nhất thế giới như: loài thú có túi,….

    +Có hơn 600 loài bạch đàn khác nhau.

    4)Phần lớn các đảo và quần đảo của châu Đại Dương có khí hậu nóng ẩm và điều hòa. Mưa nhiều nhưng lượng mưa thay đổi tùy thuộc vào hướng gió, hướng núi. Rừng xích đạo xanh quanh năm hoặc rừng mưa mùa nhiệt đới phát triển xanh tốt cùng với rừng dừa đã biến các đảo thành những “thiên đàng xanh” giữa Thái Bình Dương.

    5) Phần lớn lục địa Autralia là hoang mạc vì :

    + Chí tuyến Nam đi qua giữa lục địa nên phần lớn lãnh thổ Australia nằm trong khu vực áp cao chí tuyến , không khí ổn định khó gây mưa. …

    + Ảnh hưởng của dòng biển lạnh tây Australia làm cho vùng duyên hải phía tây có lượng mưa ít.

    6)

    – Mật độ dân số thấp nhất thế giới

    – Dân số ít, mật độ thấp khoảng 3,6 ng/km², phân bố không đều

    • Đông dân ở khu vực Đông và Đông nam Ôxtrâylia, Niudilen
    • Thưa dân ở các đảo

    – Tỉ lệ dân thành thị cao (năm 2008 chiếm 70% dân số trong các đô thị).

    – Dân cư gồm hai thành phần chính:

    • Đa số là người nhập cư (khoảng 80% dân số).
    • Người bản địa khoảng 20% dân số.


    Bình luận
  2. Câu 1

    Đặc điểm tự nhiên của châu Nam Cực.

    – Băng tuyết bao phủ quanh năm.

    – Khí hậu lạnh giá, gió bão nhiều và mạnh nhất thế giới.

    – Thực vật không thể tồn tại.

    – Động vật: những loài chịu lạnh như chim cánh cụt, hải cẩu, hải báo, chim biển, …

    – Giàu tài nguyên khoáng sản: than, sắt, đồng,…

    Câu 2

    Lớp băng ở Châu Nam Cực ngày càng tan chảy nhiều hơn là do : sự gia tăng lượng khí thải làm tăng hiệu ứng nhà kính khiến trái đất nóng dần lên làm băng ở Nam cực tan chảy.

    Ảnh hưởng của sự tan băng ở lục địa Nam Cực làm cho mực nước các đại dương dâng lên, đe doạ cuộc sống của con người ở các đảo và những vùng đất thấp ven biển.
    Tan băng ở nam cực là do trái đất đang có hiện tượng nóng dần lên, không khí bị ô nhiễm.
    Tan băng ở băng cực làm cho mực nước biển, đại dương dâng cao làm:
    > Nhấn chìm mọi lục địa
    > Gây ra các đợt sóng thần dữ dội
    > Gây ra sự trôi nổi các băng sơn là hiểm họa cho tàu thuyền
    > Nước biển dâng lên, con người di dân lên núi
    > Các loài sinh vật trên cạn sẽ bị tuyệt chủng

    Câu 3

    – Vị trí:

    + Châu Đại dương nằm giữa hai đại dương Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.

    + Tổng diện tích là 8,5 triệu km2.

    + Bao gồm lục địa Ô-xtrây-li-a, quần đảo Niu-di-len, ba chuỗi đảo san hô và đảo núi lửa Ma-la-nê-di, Mi-crô-nê-di, Pô-li-nê-di và vô số đảo nhỏ trong Thái Bình Dương.

    – Đặc điểm

       + Lục địa Ô-xtrây-li-a, quần đảo Niu Di-len và Pa-pua Niu Ghi-nê có nhiều bậc địa hình với sự phân hóa khá phức tạp.

       + Các đảo nhỏ còn lại chủ yếu là đảo núi lửa và đảo san hô với diện tích rất nhỏ, độ cao thấp.

    Câu 4

    Phần lớn các đảo và quần đảo của châu Đại Dương có khí hậu nóng ẩm và điều hòa. Quanh năm có mưa nhiều. Rừng xích đạo xanh quanh năm hoặc rừng mưa nhiệt đới phát triển xanh tốt. Các rừng dừa ven biển đã tạo nên cảnh quan tuyệt đẹp. Tất cả những điều đó đã khiến cho các đảo và quần đảo châu Đại Dương được gọi là “thiên đàng xanh” của Thái Bình Dương.

    Câu 5

    Phần lớn lục địa Autralia là hoang mạc vì :

    + Chí tuyến Nam đi qua giữa lục địa nên phần lớn lãnh thổ Australia nằm trong khu vực áp cao chí tuyến , không khí ổn định khó gây mưa.

    + Phía đông có dãy trường sơn chạy sát biển từ bắc xuống nam , chắn gió ẩm từ các vùng biển phía đông thổi vào lục địa Australia gây mưa nhiều ở sườn núi phía biển , sườn núi khuất gió và các vùng phía tây bị khô hạn.

    + Ảnh hưởng của dòng biển lạnh tây Australia làm cho vùng duyên hải phía tây có lượng mưa ít.

    Câu 6

    – Mật độ dân số thấp nhất thế giới

    – Dân số ít, mật độ thấp khoảng 3,6 ng/km², phân bố không đều

    • Đông dân ở khu vực Đông và Đông nam Ôxtrâylia, Niudilen
    • Thưa dân ở các đảo

    – Tỉ lệ dân thành thị cao (năm 2008 chiếm 70% dân số trong các đô thị).

    – Dân cư gồm hai thành phần chính:

    • Đa số là người nhập cư (khoảng 80% dân số).
    • Người bản địa khoảng 20% dân số.

    Bình luận

Viết một bình luận