C1: Nêu những cống hiến to lớn của phong trào Tây Sơn đối với lịch sử dân tộc trong những năm 1771-1789 ? C2: Trình bày cuộc tiến quân

C1: Nêu những cống hiến to lớn của phong trào Tây Sơn đối với lịch sử dân tộc trong những năm 1771-1789 ?
C2: Trình bày cuộc tiến quân của vua Quang Trung đại phá quân Thanh vào dịp tết Kỉ Dậu 1789.
C3: Em hãy nói lên tài mưu lược quân sự của Quang Trung – Nguyễn Huệ.
C4: Nhà Nguyễn đã làm gì để lập lại chế độ phong kiến tập quyền?
C5: Tại sao ở nhà Nguyễn diện tích canh tác được tăng thêm mà vẫn còn tình trạng nông dân lưu vong.
C6: Nếu những chích sách về tình hình xã hội đàng ngoài ở nửa sau thế kỉ XVIII .

0 bình luận về “C1: Nêu những cống hiến to lớn của phong trào Tây Sơn đối với lịch sử dân tộc trong những năm 1771-1789 ? C2: Trình bày cuộc tiến quân”

  1. Câu 1 : 

    – Phong trào Tây Sơn đã lật đổ chính quyền phong kiến thối nát Lê – Trịnh, Nguyễn, xoá bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng thống nhất quốc gia.

        – Phong trào Tây Sơn đánh tan các cuộc xâm lược của Xiêm, Thanh bảo vệ nền độc lập và lãnh thổ của Tổ quốc.

    Câu 2 :

    – Từ Tam Điệp, Quang Trung chia quân làm 5 đạo:

    + Đạo chủ lực, do Quang Trung trực tiếp chỉ huy, thẳng hướng vào Thăng Long.

    + Đạo thứ hai và thứ ba đánh vào Tây Nam Thăng Long và yểm hộ cho đạo chủ lực.

    + Đạo thứ tư tiến ra phía Hải Dương.

    + Đạo thứ năm, tiến lên Lạng Giang (Bắc Giang), chặn đường rút lui của địch.

    – Đêm 30 tết, quân ta vượt sông Gián Khẩu (sông Đáy), tiêu diệt gọn toàn bộ quân địch ở đồn Tiền Tiêu.

    – Đêm mùng 3 tết, quân ta bí mật vây đồn Hà Hồi (Thường Tín, Hà Nội). Quân giặc bị đánh bất ngờ, hoảng sợ, hạ vũ khí đầu hàng.

    – Sáng mùng 5, quân ta đánh đồn Ngọc Hồi (Thanh Trì, Hà Nội). Cùng lúc đó, đạo quân của đô đốc Long tấn công đồn Đống Đa. Quân Thanh đại bại, tướng giặc là Sầm Nghi Đống khiếp sợ, thắt cổ tự tử.

    – Nghe tin đại bại, tướng giặc là Tôn Sĩ Nghị bàng hoàng mất vía, vội vã cùng vài võ quan vượt sông Nhị sang Gia Lâm.

    – Trưa mùng 5, vua Quang Trung cùng đoàn quân chiến thắng tiến vào Thăng Long giữa muôn vàn tiếng hò reo của dân chúng.

    => Quang Trung đại phá quân Thanh thành công.

    Câu 3 : ( Câu này mình ko chắc lắm)

    – Xác định kẻ thù chính và chọn thời cơ xuất binh.

    – Giỏi huy động binh lực, hành binh thần tốc

    – Vô hiệu hóa được hỏa lực của kẻ thù, phát huy tối đa hỏa lực của mình.

    Câu 4 : 

    – Năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi, lập ra triều Nguyễn, củng cố nhà nước quân chủ tập quyền. Nhà vua trực tiếp điều hành mọi việc hệ trọng trong nước, từ trung ương đến địa phương.

    – Năm 1815, ban hành bộ luật Hoàng triều luật lệ (luật Gia Long).

    – Chia cả nước làm 30 tỉnh và 1 phủ trực thuộc (Thừa Thiên). Đứng đầu mỗi tỉnh lớn là chức tổng đốc, còn các tỉnh nhỏ là chức tuần phủ.

    – Xây dựng quân đội gồm nhiều binh chủng, ở kinh đô và các trấn, tỉnh đều xây dựng thành trì vững chắc. Xây dựng hệ thống trạm ngựa trong cả nước để kịp thời chuyển tin tức.

    => Tăng cường tính tập quyền của nhà nước từ trung ương đến địa phương.

    Câu 5 : 

    – Mặc dù vào thời Nguyễn, nhà vua đã có chính sách khai hoang đất đai, diện tích đất canh tác tăng thêm nhưng vẫn có tình trạng nông dân lưu vong vì lúc bấy giờ nhân dân bị bọn địa chủ, cường hào chiếm đoạt ruộng đất.

    Câu 6 :

    – Tầng lớp thống trị:

    + Vua, chúa, quan lại: đục khoét nhân dân.

    + Địa chủ, cường hào: lấn chiếm ruộng đất của nông dân, cầm bán ruộng đất công.

    – Tầng lớp bị trị:

    + Nông dân: Hàng chục vạn người chết đói, những người còn sống sót phải bỏ làng quê đi phiêu tán khắp nơi.

    + Thương nhân, thợ thủ công: vì các loại thuế sản phẩm, hàng hóa nặng nề không thể nộp đủ đến nỗi trở thành bần cùng mà bỏ cả nghề nghiệp.

    – Mâu thuẫn xã hội: giữa tầng lớp thống trị và bị trị ngày càng trở nên gay gắt. Nhiều nơi, nông dân vùng lên chống lại chính quyền phong kiến.

    Chúc bạn học tốt!

    Xin ctlhn nha, tks 😀

    Bình luận

Viết một bình luận