c1: nêu tình hình kinh tế chính trị xã hội nước Pháp trước cách trước cách mạng? c2: Nêu ý nghĩa lịch sử công xã Pari? vì sao công xã pari thất bại?

c1: nêu tình hình kinh tế chính trị xã hội nước Pháp trước cách trước cách mạng?
c2: Nêu ý nghĩa lịch sử công xã Pari? vì sao công xã pari thất bại?
c3: Nêu thành tựu kĩ/t t/kỉ 18 → 19?
c4: Xết về tính chất và ý nghĩa của cuộc cách mạng Tân hợi năm 1911?
C5: Nêu tình hình Nhật Bản sau cuộc duy tân Minh Trị?
( mk cần luôn mai mk K/tra 45p rồi mog mn giúp đỡ ak)

0 bình luận về “c1: nêu tình hình kinh tế chính trị xã hội nước Pháp trước cách trước cách mạng? c2: Nêu ý nghĩa lịch sử công xã Pari? vì sao công xã pari thất bại?”

  1. 1. Tình hình kinh tế chính trị xã hội nước Pháp trước cách mạng:

    * Tình hình kinh tế:

    – Giữa thế kỉ XVIII, nền nông nghiệp Pháp vẫn lạc hậu, công cụ canh tác rất thô sơ (chủ yếu dùng cày, cuốc) nên năng suất thấp. Nạn mất mùa, đói kém thường xuyên xảy ra, đời sống nhân dân rất khổ cực.

    – Trong lĩnh vực công thương nghiệp, kinh tế TBCN đã phát triển nhưng bị chế độ phong kiến cản trở, kìm hãm. Nước Pháp bấy giờ chưa có sự thống nhất về đơn vị đo lường và tiền tệ.

    * Tình hình chính trị: Pháp vẫn là nước quân chủ chuyên chế do vua Lu-i XVI đứng đầu.

    * Tình hình xã hội:

    – Xã hội tồn tại ba đẳng cấp là Tăng lữ, Quý tộc và Đẳng cấp thứ ba.

    – Mâu thuẫn giữa Đẳng cấp thứ ba với các Đẳng cấp Tăng lữ, Quý tộc ngày càng gay gắt.

    – Dưới sự lãnh đạo của giai cấp tư sản, nông dân Pháp hăng hái tham gia cách mạng để lật đổ chế độ phong kiến.

    2. Ý nghĩa lịch sử của công xã Pari: 

    – Công xã Pari là mô hình thủ nhỏ của một xã hội mới.

    – Là nguồn cổ vũ mạnh mẽ cho phong trào công nhân trên thế giới.

    * Công xã Pa-ri thất bại vì:

    – Giai cấp vô sản Pháp chưa đủ lớn mạnh để lãnh đạo thành công cuộc cách mạng vô sản.

    – Công xã không kiên quyết trấn áp kẻ thù ngay từ đâu, không tước đoạt, tịch thu triệt để tài sản của bọn phản động.

    – Chưa thực hiện tốt liên minh công nông.

    – Giai cấp tư sản Pháp còn mạnh và nhận được sự giúp đỡ của bọn quân phiệt Phổ.

    3. Những thành tựu chủ yếu về kĩ thuật thế kỉ XVIII – XIX:

    – Máy hơi nước được phát minh, dẫn tới sự phát triển của ngành giao thông vận tải đường thủy và đường sắt ra đời.

    – Năm 1807, kĩ sư người Mĩ là Phơn-tơn đã đóng được tàu thủy chạy bằng động cơ hơi nước đầu tiên có thể vượt được đại dương.

    – Năm 1814, thợ máy người Anh là Xti-phen-xơn đã chế tạo thành công xe lửa chạy trên đường sắt chở được nhiều hành khách và hàng hóa trên các toa, đạt tốc độ 6 km/ giờ, mở đầu cho sự ra đời của ngành đường sắt.

    – Máy điện tín được phát minh ở Mĩ, tiêu biểu là Moóc-xơ (Mĩ) thế kỉ XIX.

    – Trong nông nghiệp, những tiến bộ về kĩ thuật và phương pháp canh tác cũng góp phần nâng cao năng suất lao động.

    – Trong lĩnh vực quân sự, nhiều nước đã sản xuất ra nhiều loại vũ khí hiện đại như đại bác, súng trường bắn nhanh, ngư lôi, khí cầu, …. phục vụ cho chiến tranh.

    4. Nhận xét về cuộc cách mạng Tân Hợi

    * Tính chất: là một cuộc cách mạng dân chủ tư sản.

    * Ý nghĩa:

    – Cách mạng Tân Hợi đã lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế Mãn Thanh, thành lập Trung Hoa Dân quốc, tạo điều kiện cho nền kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Trung Quốc phát triển.

    – Cách mạng Tân Hợi có ảnh hưởng lớn đến phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á, trong đó có Việt Nam.

    – Tuy nhiên, cách mạng còn nhiều hạn chế, đó là: Không nêu vấn đề đánh đuổi đế quốc, không tích cực chống phong kiến đến cùng, không giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân.

    5. Tình hình Nhật Bản sau cuộc Duy tân Minh Trị:

    – Cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, Nhật Bản đã trở thành một nước tư bản công nghiệp.

    – Kinh tế có sự phát triển nhanh chóng.

    – Chính phủ Nhật Bản thực hiện chính sách bóc lột tối đa đối với nhân dân.

    – Thi hành chính sách xâm lược hiếu chiến bằng việc phát động hàng loạt cuộc chiến tranh: Đài Loan, Trung Quốc, Nga, Triều Tiên… => Nhật Bản trở thành nước “đế quốc phong kiến quân phiệt”.

    Bình luận

Viết một bình luận