C1:Tìm hiểu về những đặc điểm của liên hợp quốc. C2: Nêu quan hệ của liên hợp quốc và việt nam

C1:Tìm hiểu về những đặc điểm của liên hợp quốc.
C2: Nêu quan hệ của liên hợp quốc và việt nam

0 bình luận về “C1:Tìm hiểu về những đặc điểm của liên hợp quốc. C2: Nêu quan hệ của liên hợp quốc và việt nam”

  1. Câu 1: Những đặc điểm của Liên Hợp quốc:

    – Đầu năm 1945, Chiến tranh thế giới thứ II bước vào giai đoạn kết thúc. Các nước Đồng minh và nhân dân thế giới có nguyện vọng muốn gìn giữ hòa bình lâu dài và ngăn chặn các cuộc chiến tranh thế giới mới. 

    – Tại Hội nghị Ialta (2/1945) 3 nguyên thủ đứng đầu nhà nước là; Liên Xô, Mỹ, Anh nhất trí thành lập một tổ chức quốc tế để gìn giữ hòa bình và an ninh thế giới – tổ chức Liên Hợp quốc ra đời.

    – Liên Hợp quốc hoạt động trên nguyên tắc:

    + Tôn trọng quyền bình đẳng giữa các quốc gia và quyền dân tộc tự quyết.

    + Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước.

    + Giải quyết tranh chấp, xung đột quốc tế bằng phương pháp hòa bình.

    + Đảm bảo nguyên tắc nhất trí giữa 5 cường quốc: Liên Xô (Nga), Mỹ, Anh, Pháp, Trung Quốc (đây là nguyên tắc cơ bản nhất để chỉ đạo hoạt động của Liên Hiệp Quốc).

    + Không can thiệp vào nội bộ của bất cứ nước nào.

    – Cơ cấu tổ chức bao gồm:

    + Đại hội đồng: Hội nghị của tất cả các nước hội viên mỗi năm họp một lần. Hội nghị hoạt động theo nguyên tắc đa số quá bán, hoặc đa số 2/3 (vấn đề quan trọng ).

    + Hội đồng bảo an: Cơ quan chính trị quan trọng nhất, hoạt động thường xuyên, chịu trách nhiệm duy trì hòa bình và an ninh thế giới. Không phục tùng Đại hội đồng, có 5 ủy viên thường trực có quyền phủ quyết là: Mỹ, Anh, Pháp, Liên Xô (Nga), Trung Quốc.

    + Ban thư kí: Cơ quan hành chính, đứng đầu là tổng thư ký, nhiệm kỳ 5 năm do Hội đồng bảo an giới thiệu.

    + Ngoài ra, còn có các tổ chức chuyên môn như: Hội đồng kinh tế – xã hội, Tòa án quốc tế…

    Câu 2: Quan hệ giữa Liên Hợp quốc và Việt Nam:

    – Ngày 20/09/1977: Việt Nam gia nhập Liên Hiệp Quốc là thành viên thứ 149, đến năm 2006  LHQ có 192 quốc gia thành viên.

    – Ngày 16/10/2007, trở thành thành viên không thường trực của Hội đồng bảo an nhiệm kỳ 2008 – 2009 (1/1/2008 có hiệu lực).

    – Các tổ chức Liên Hiệp Quốc hoạt động tại Việt Nam như: UNDP (chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc); UNICEF (Quỹ nhi đồng Liên Hiệp Quốc); UNFPA (Qũy dân số Liên Hiệp Quốc); UNESCO (Tổ chức văn hóa – khoa học – giáo dục Liên Hiệp Quốc ); WHO (Tổ chức y tế thế giới ); FAO (Tổ chức Lương – Nông ); IMF (Quỹ tiền tệ quốc tế); ILO (Tổ chức lao động quốc tế); ICAO (Tổ chức hàng không quốc tế); IMO (Tổ chức hàng hải quốc tế);….

    Bình luận

Viết một bình luận