C1 Trình bày nguyên nhân tháng lợi và ý nghĩa của cuộc khơi nghĩa Lam Sơn C2:Trình bày những nét chính về tình hình kinh tế nước ta thời Lê Sơ C3:Nêu

C1 Trình bày nguyên nhân tháng lợi và ý nghĩa của cuộc khơi nghĩa Lam Sơn
C2:Trình bày những nét chính về tình hình kinh tế nước ta thời Lê Sơ
C3:Nêu kết quả tính chất của cuộc chiến tranh Nam Bắc Chiều và cuộc chiến tranh Trịnh Nguyễn
GIÚP EM VS Ạ

0 bình luận về “C1 Trình bày nguyên nhân tháng lợi và ý nghĩa của cuộc khơi nghĩa Lam Sơn C2:Trình bày những nét chính về tình hình kinh tế nước ta thời Lê Sơ C3:Nêu”

  1. Nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn:

    -Nhân dân có tinh thần yêu nước, đoàn kết chiến đấu.

    -Nhân dân hăng hái tham gia kháng chiến, ủng hộ nghĩa quân.

    -Có đường lối, chiến lược đúng đắn, sáng tạo.

    -Có các anh hùng và tướng giỏi.

    Ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn:

    -Kết thúc 20 năm bị đô hộ.

    -Mở ra thời kì phát triển mới của đất nước.

                 c2

    – Nông nghiệp: được phục hồi và phát triển nhanh chóng nhờ những chính sách tích cực của nhà nước.

    – Thủ công nghiệp: phát triển với những nghề thủ công truyền thống, nhiều làng thủ công chuyên nghiệp nổi tiếng ra đời, nhất là Thăng Long.

    – Thương nghiệp: chợ búa được khuyến khích mở để lưu thông hàng hóa trong nước và nước ngoài

               c3

    nam-bắc triều: Mùa màng bị tàn phá nặng nề,dân phiêu tán.

    Trịnh-nguyễn:

    -Chia cắt đất nước lâu dài.

    -Gây bao đau thương cho dân tộc và tổn hại sự phát triển của đất nước.²³√∛·

    Bình luận
  2. CÂU  1 :

    NGUYÊN NHÂN :

    Nguyên nhân thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn bao gồm:

    – Phát huy truyền thống đoàn kết toàn dân đánh giặc.

    – Nghĩa quân Lam Sơn được nhân dân ủng hộ.

    – Nhân dân ta có truyền thống yêu nước, tinh thần quyết chiến đánh giặc, đã tham gia, giúp đỡ cuộc khởi nghĩa vượt qua mọi khó khăn.

    – Có sự lãnh đạo tài tình, mưu lược của bộ chỉ huy cuộc khởi nghĩa, tiêu biểu là Lê Lợi, Nguyễn Trãi… đưa ra những kế sách đúng đắn để đưa cuộc khởi nghĩa đến thắng lợi, biết kết hợp sức mạnh quân sự và ngoại giao để chiến thắng kẻ thù.

    Ý NGHĨA :

    Kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của phong kiến nhà Minh.

    – Đất nước sạch bóng quân xâm lược, giành lại được độc lập, tự chủ, chủ quyền dân tộc.

    – Mở ra thời kì phát triển mới của xã hội, đất nước, dân tộc Việt Nam – thời Lê sơ.

    Câu 2:

    Nhờ những biện pháp tích cực, tiến bộ của nhà Lê mà nền kinh tế Đại Việt được phục hồi nhanh chóng và tiếp tục phát triển. Đây là biểu hiện sự thịnh vượng của thời Lê sơ.

    – Nông nghiệp: được phục hồi và phát triển nhanh chóng nhờ những chính sách tích cực của nhà nước.

    – Thủ công nghiệp: phát triển với những nghề thủ công truyền thống, nhiều làng thủ công chuyên nghiệp nổi tiếng ra đời, nhất là Thăng Long.

    – Thương nghiệp: chợ búa được khuyến khích mở để lưu thông hàng hóa trong nước và nước ngoài.

    Câu 3:

    Kết quả :

    * Hậu quả của chiến tranh Nam – Bắc triều:

    – Làng mạc, gia đình li tán, người chết rất nhiều, hàng vạn người bắt đi lính, đi phu.

    – Nhân dân phải sống trong cảnh đất nước chiến tranh hỗn loạn, suốt một vùng từ Thanh – Nghệ ra Bắc đều là chiến trường suốt hơn 50 năm.

    – Sản xuất nông nghiệp đình trệ, mùa màng bị tàn phá nặng nề, nhất là những năm có thiên tai lớn.

    – Chế độ binh dịch ngày càng đè nặng lên đời sống nhân dân.

    * Hậu quả của sự chia cắt Đàng Trong – Đàng Ngoài:

    – Sự chia cắt Đàng Trong – Đàng Ngoài kéo dài suốt hai thế kỉ đã gây bao đau thương cho dân tộc và tổn hại cho sự phát triển của đất nước.

    Tính chất :

    Là cuộc chiến tranh phi nghĩa

    Bình luận

Viết một bình luận