C1:Trình bày nội dung của công ước liên hợp quốc về quyền trẻ em? C2:Quốc tịch là gì?Thế nào là công dân của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam l

By Caroline

C1:Trình bày nội dung của công ước liên hợp quốc về quyền trẻ em?
C2:Quốc tịch là gì?Thế nào là công dân của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam là gì?
C3:Công dân nước việt nam có quyền và nghĩa vụ đối với nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam?
C4:Làm thế nào để tránh được tai nạn giao thông đảm bảo an toàn khi đi đường ?Kể tên các loại hệ thống báo hiệu giao thông?Trình bày các ý nghĩa các loại biển báo?
Nêu nguyên nhân gây tai nạn giao thông? theo em vì sao hiện nay tình hình tai nạn giao thông vẫn gia tăng ?Kể tên hệ thống báo hiệu giao thông gồm những gì?
Giups mình vs ạ, mk hứa đánh giá 5 sao

0 bình luận về “C1:Trình bày nội dung của công ước liên hợp quốc về quyền trẻ em? C2:Quốc tịch là gì?Thế nào là công dân của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam l”

  1. C1: Nội dung của công ước liên hợp quốc về quyền trẻ em là

    Bao gồm 4 nhóm quyền:
    -Nhóm quyền sống còn
    -Nhóm quyền bảo vệ
    -Nhóm quyền phát triển
    -Nhóm quyền tham gia

    C2:

    Quốc tịch là căn cứ để xác định công dân của một nước thể hiện mối liên hệ giữa nhà nước với công dân của nước đó.

    Công dân của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam là người có quốc tịch Việt Nam

    C3:

    Công dân có quyền và nghĩa vụ đối với nhà nước

    Công dân được nhà nước bảo vệ và đảm bảo thực hiện quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật. 

    C4:

    – Phải học tập và tìm hiểu về trật tự an toàn giao thông.

    – Tự giác tuân theo quy định của pháp luật về đi đường.

    – Ko chống, coi thường hoặc cố tình vi phạm pháp luật về đi đường

    – Pháp luật ban hành chặt chẽ hơn các điều luật, quy định cho người tham gia giao thông, xử phạt nặng đối với người vi phạm giao thông.

    1. Biển báo cấm: Có dạng hình tròn, viền đỏ, nền trắng, hình vẽ màu đen.

    Tác dụng: Đây là loại biển báo giao thông để biểu thị các điều cấm. Người tham gia giao thông phải chấp hành các điều đã được báo trên biển. 

    2. Biển báo nguy hiểm: Có dạng hình tam giác đều, viền đỏ, nền vàng, hình vẽ màu đen.

    Tác dụng: Biển báo nguy hiểm để cảnh báo các tình huống nguy hiểm có thể xảy ra được dùng để báo cho người sử dụng đường, chủ yếu là người lái xe cơ giới biết được tính chất của sự nguy hiểm trên tuyến đường phía trước để phòng ngừa. Khi gặp biển báo nguy hiểm người lái xe phải giảm tốc độ.

    3. Biển báo hiệu lệnh: Nhóm các biển báo giao thông có dạng hình tròn, nền xanh với hình vẽ màu trắng.

    Loại biển báo giao thông đường bộ này nhằm báo các hiệu lệnh cho người tham gia giao thông thi hành theo.

    4. Biển báo chỉ dẫn: Có dạng hình vuông hoặc hình chữ nhật, nền xanh, hình vẽ màu trắng.

    Biển chỉ dẫn nhằm dẫn hướng cho người tham gia giao thông biết những định hướng cần thiết hoặc những điều có ích khác, giúp họ tham gia giao thông thuận lợi trên đường.

    C5:

    Tai nại giao thông ngày càng tăng là do những nguyên nhân là:

    – Đường đi kém chất lượng, xuống cấp khiến giao thông khó khăn, nguy hiểm.

    – Bố trí hệ thống biển báo giao thông không phù hợp.

    – Chất lượng của phương tiện tham gia giao thông không đạt tiêu chuẩn an toàn.

    -Không đầy đủ kiến thức, kỹ năng lái xe khi tham gia giao thông.

    – ý thức chấp hành luật giao thông, ý thức tham gia giao thông của người dân chưa tốt như : đi xe máy, xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm…

    Hệ thống báo hiệu giao thông gồm:

    1. Biển báo cấm

    2. Biển báo nguy hiểm

    3. Biển báo hiệu lệnh

    4. Biển báo chỉ dẫn

    Cho mik ctlhn nữa nha

    (Ko coppy dưới mọi hình thức+Bài dựa trên sách, báo)

    Trả lời
  2. C1: Có 4 nhóm quyền trẻ em, chi tiết như sau:

    1. Nhóm quyền được sống còn, bao gồm:
    – Quyền được sống
    – Quyền có họ tên, quốc tịch
    – Quyền được biết cha mẹ và được cha mẹ chăm sóc
    – Quyền được đảm bảo đến mức tối đa có thể được để sống còn và phát triển
    2. Nhóm quyền được phát triển, bao gồm:
    – Quyền được chăm sóc sức khỏe, điều trị bệnh
    – Quyền được học hành, giáo dục, phát triển tài năng
    – Quyền được vui chơi, giải trí, hoạt động văn hóa, nghệ thuật phù hợp với lứa tuổi
    – Quyền được tự do tín ngưỡng, tôn giáo
    – Quyền được thu nhận nhiều nguồn thông tin, tư liệu có lợi về xã hội, văn hóa cho trẻ em
    – Quyền được có mức sống đủ
    3. Nhóm quyền được bảo vệ, bao gồm:
    – Quyền được giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc
    – Quyền không bị buộc cách ly cha mẹ trái với ý kiến của cha mẹ, trừ trường hợp vì lợi ích tốt nhất của trẻ
    – Quyền không chịu sự cân thiệp tùy tiện hay bất hợp pháp vào việc riêng tư
    – Quyền được hưởng an toàn xã hội bao gồm bảo trợ xã hội và các biện pháp cần thiết khác
    – Quyền được bảo vệ chống lại mọi hình thức lạm dụng, bóc lột về tình dục, về kinh tế, bị bắt cóc, mua bán, phải lao động có hại cho sức khỏe của trẻ
    – Quyền được bảo vệ chống lại việc sử dụng ma túy hay bị lôi kéo vào việc sản xuất , buôn bán ma túy
    – Quyền được bảo vệ khỏi sự tra tấn, đối xử, trừng phạt độc ác, bị tước quyền tự do bất hợp pháp
    – Quyền được bảo vệ không phải tham gia chiến sự khi chưa đủ 15 tuổi
    4. Nhóm quyền được tham gia, bao gồm:
    – Quyền được hình thành quan điểm riêng và tự do phát triển những quan điểm đó về các vấn đề có tác động đến trẻ em
    – Quyền tự do bày tỏ ý kiến (kkhông trái pháp luật)
    – Quyền tự do kết giao, hội họp tụ tập một cách hòa bình.

    C2:

    -Quốc tịch là căn cứ xác định công dân của một nước, thể hiện mối quan hệ giữa nhà nước và công dân nước đó.

    -Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người có quốc tích Việt Nam.

    C3:

    -Học tập

    -Nghiên cứu khoa học

    -Tự do đi lại và cư trú

    -Không bị xâm hại về chỗ ở và thân thể

    -Hưởng chế độ bảo vệ sức khỏe.

    -Bảo vệ đất nước

    -Đi nghĩa vụ quân sự (Đối với nam)

    -Tông trọng và bảo vệ tài sản nhà nước

    -Đóng thuế, lao động công ích

    -Tuân theo hiến pháp và pháp luật.

    C4: -Để tránh được tai nạn giao thông đảm bảo an toàn khi đi đường

    +  Phải học tập, tìm hiểu về trật tự an toàn giao thông.

    + Tự giác tuân theo quy định của pháp luật về đi đường.

    + Chống, coi thường hoặc cố tình vi phạm pháp luật về đi đường.

    -Tên các loại hệ thống báo hiệu giao thông:

    + Biển báo cấm.

    + Biển báo nguy hiểm.

    + Biển hiệu lệnh.

    + Biển chỉ dẫn.

    + Biển phụ.

    + Vạch kẻ đường.

    + Biển báo trên đường cao tốc.

    + Biển báo quốc tế (theo hiệp định GMS).

     – Ý nghĩa các loại biển báo:

    + Biển báo cấm:  Đây là loại biển báo giao thông để biểu thị các điều cấm. Người tham gia giao thông phải chấp hành các điều đã được báo trên biển. Nhóm biển báo cấm gồm 39 kiểu, bao gồm các biển báo giao thông được đánh số từ 101 đến 139.

    + Biển báo nguy hiểm: Biển báo nguy hiểm để cảnh báo các tình huống nguy hiểm có thể xảy ra được dùng để báo cho người sử dụng đường, chủ yếu là người lái xe cơ giới biết được tính chất của sự nguy hiểm trên tuyến đường phía trước để phòng ngừa. Khi gặp biển báo nguy hiểm người lái xe phải giảm tốc độ.

    + Biển báo hiệu lệnh: Loại biển báo giao thông đường bộ này nhằm báo các hiệu lệnh cho người tham gia giao thông thi hành theo. Biển báo hiệu lệnh gồm 10 kiểu và được đánh thứ tự từ 301 đến 310.

    + Biển báo chỉ dẫn: Biển chỉ dẫn nhằm dẫn hướng cho người tham gia giao thông biết những định hướng cần thiết hoặc những điều có ích khác, giúp họ tham gia giao thông thuận lợi trên đường.

    + Biển báo phụ: Biển phụ thường được kết hợp cùng với các loại biển báo giao thông khác như biển báo cấm, biển báo nguy hiểm, biển chỉ dẫn và biển báo hiệu lệnh để thuyết minh rõ hơn về các biển đó.

    + Vạch kẻ đường: Vạch kẻ đường cũng được coi là một dạng biển báo giao thông nhằm hướng dẫn, điều khiển giao thông trên đường giúp đảm bảo khả năng thông xe cũng như an toàn cho người tham gia giao thông.

    -Nguyên nhân gây tai nạn giao thông:

    + Sự phân bố không hợp lý của hệ thống biển báo giao thông cũng như sự xuống cấp trầm trọng của các tuyến đường nói riêng và hệ thống cơ sở hạ tầng nói chung.

    + Ý thức chấp hành luật giao thông của người dân còn thấp, phải kể đến cả văn hóa giao thông.

    + Ý thức chấp hành luật giao thông của người dân còn thấp, phải kể đến cả văn hóa giao thông.

    + Thiếu kiến thức cũng như kỹ năng khi tham gia giao thông, xử lý tình huống bất ngờ.

    + Thiên tai lũ lụt cũng là một trong những nguyên nhân gây tai nạn giao thông.

    – Vì:

    + Ý thức chấp hành luật giao thông của người dân còn thấp, phải kể đến cả văn hóa giao thông.

    + Ý thức chấp hành luật giao thông của người dân còn thấp, phải kể đến cả văn hóa giao thông.

    _ Tên hệ thống báo hiệu giao thông gồm những hiệu lệnh của người điều khiển giao thông; tín hiệu đèn giao thông, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu hoặc tường bảo vệ, rào chắn.

    DO MÌNH BẬN NÊN GIỜ NÀY MỚI GỬI BÀI CHO BẠN ĐƯỢC, BẠN THÔNG CẢM NHA. CHÚC BẠN HỌC TỐT.

    Trả lời

Viết một bình luận