C1 trình bày và nhận xét nền công nghiệp của đàng trong và đàng ngoài thế kỉ XVI-XVIII những hoạt động thương nghiệp thế kỉ XVI-XVIIItaij sao lại thự

C1 trình bày và nhận xét nền công nghiệp của đàng trong và đàng ngoài thế kỉ XVI-XVIII
những hoạt động thương nghiệp thế kỉ XVI-XVIIItaij sao lại thực hiện chính sách hạn thương?

0 bình luận về “C1 trình bày và nhận xét nền công nghiệp của đàng trong và đàng ngoài thế kỉ XVI-XVIII những hoạt động thương nghiệp thế kỉ XVI-XVIIItaij sao lại thự”

  1. – SỰ HƯNG KHỞI CỦA CÁC ĐÔ THỊ:

         + Thế kỉ XVI – XVIII nhiều đô thị mới hình thành và phát triển hưng thịnh.

         + Thăng Long – Kẻ Chợ với 36 phố phường trở thành đô thị lớn của cả nước.

         + Những đô thị mới như : Phố Hiến, Hội An, .. trở thành những nơi buôn bán sầm uất.

    – SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC ĐÔ THỊ:

         + Tạo điều kiện hàng hóa lưu thông, thúc đẩy sản xuất thủ công nghiệp và thương nghiệp.

         + Hình thành các trung tâm buôn bán lớn và phồn thịnh.

    NGUYÊN NHÂN CỦA SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ HÀNG HÓA Ở CÁC THẾ KỈ XVI – XVIII. 

    – Do chính sách mở của của chính quyền Trịnh, Nguyễn

    – Do các nghề thủ công phát triển mạnh mẽ, sản phẩm sản xuất ra ngày càng nhiều.

    – Do các cuộc phát kiến địa lý tạo điều kiện giao lưu Đông – Tây. Do nước ta có vị trí địa lý thuận lợi cho giao thông đi lại, nhất là bằng đường biển, tạo điều kiện thu hút thương nhân các nước.

    NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA SỰ PHÁT TRIỂN THỦ CÔNG NGHIỆP, THƯƠNG NGHIỆP TRONG CÁC THẾ KỈ XVI – XVIII. 

    * Thủ công nghiệp

         + Nghề thủ công truyền thống tiếp tục phát triển và đạt trình độ cao như dệt, làm gốm

         + Một số nghề mới xuất hiện như : khắc bản in, làm đồng hồ, tranh sơn mài

         + Các làng nghề thủ công xuất hiện ngày càng nhiều

         + Ở các đô thị, thợ thủ công đã lập các phường vừa sản xuất vừa bán hàng.

    * Thương nghiệp

    – Nội thương

         + Chờ làng, chợ huyện mọc lên khắp nơi và ngày càng đông đúc.

         + Ở nhiều nơi xuất hiện làng buôn

         + Buôn bán giữa các vùng miền phát triển.

    – Ngoại thương

         + Thuyền buôn các nước đến VIệt Nam buôn bán ngày càng tấp nập.

         + Thương nhân nhiều nước đã tụ hội lập phố xá, cửa hàng buôn bán lâu dài.

    NHẬN XÉT VỀ CÁC ĐÔ THỊ THẾ KỈ XVII – XVIII Chuyên mục: Bài 22: Tình hình kinh tế ở các thế kỉ XVI-XVIII

    – Từ thế kỉ XVI – XVIII, do sự phát triển của các ngành kinh tế nông nghiệp và thủ công nghiệp, các đô thị có điều kiện hình thành và phát triển: Kẻ Chợ, Phố Hiến, Hội An,…

    – Đô thị hình thành và phát triển tạo điều kiện cho sự phát triển nội thương và ngoại thương.

    – Do sự hạn chế của chế độ phong kiến nên các đô thị đến thế kỉ XIX dần suy tàn.

    Bình luận

Viết một bình luận