C1. Trong việc đúc tượng đồng ,có những quá trình chuyển thể nào của đồng? C2. Tại sao khi rót nước nóng vào cốc thủy tinh dày thì dễ vỡ hơn rót nước

C1. Trong việc đúc tượng đồng ,có những quá trình chuyển thể nào của đồng?
C2. Tại sao khi rót nước nóng vào cốc thủy tinh dày thì dễ vỡ hơn rót nước nóng vào cốc thủy tinh mỏng?

0 bình luận về “C1. Trong việc đúc tượng đồng ,có những quá trình chuyển thể nào của đồng? C2. Tại sao khi rót nước nóng vào cốc thủy tinh dày thì dễ vỡ hơn rót nước”

  1. @Fed

    Câu 1:

    Trong quá trình đúc tượng đồng, có 2 quá trình chuyển thể của đồng là sự nóng chảy và sự đông đặc

    +) Sự nóng chảy: Nung đồng với lửa để đồng nóng chảy

    +) Sự đông đặc: Để nguội đồng để đúc tượng

    Câu 2:

    Vì thủy tinh dẫn nhiệt kém, rót nước nóng vào cốc dày thì mặt trong của cốc sẽ nóng và nở ra vì nhiệt, trong khi đó mặt ngoài của cốc vẫn chưa nở ra, vì 2 mặt của cốc dãn nở không đều nên cốc sẽ vỡ. Còn cốc thủy tinh mỏng khi rót nước nóng vào thì 2 mặt của cốc sẽ cùng nở ra, nhờ sự dãn nở đồng đều đó nên cốc thủy tinh mỏng không dễ vỡ.

     

    Bình luận
  2. Câu `1:`

    Sự nóng chảy `->` Sự đông đặc

    giải thích:

    Trong quá trình đúc đồng, khi nấu nguyên liệu là quá trình nóng chảy, tiếp theo là quá trình đông đặc khi nguyên liệu bị nóng chảy đông lại thành tượng ở trong khuôn.

    Câu `2:`

    Do khi rót nước nóng vào cốc thủy tinh dày thì mặt trong cố thủy tinh sẽ nóng trước, chưa kịp truyền nhiệt cho mặt ngoài thì mặt trong đã nở ra, vì sự giãn nở không đồng đều này khiến cốc thủy tình dày vỡ. Còn cốc thủy tinh mỏng thì nó sẽ kịp lúc truyền nhiệt cho cả mặt trong và ngoài, tạo nên sự giãn nở đồng đều nên ít bị vỡ.

    Bình luận

Viết một bình luận