C4 đb sh có những thế mạnh gì để pt ngành Thủy sản C5 ý nghĩa của việc sản xuất lương thực ở đbsh c6 pt mạnh cn cb lương thực thực phẩm có ý nghĩa N

C4 đb sh có những thế mạnh gì để pt ngành Thủy sản
C5 ý nghĩa của việc sản xuất lương thực ở đbsh
c6 pt mạnh cn cb lương thực thực phẩm có ý nghĩa
Ntn đối vs sự pt nông nghiệp của vùng

0 bình luận về “C4 đb sh có những thế mạnh gì để pt ngành Thủy sản C5 ý nghĩa của việc sản xuất lương thực ở đbsh c6 pt mạnh cn cb lương thực thực phẩm có ý nghĩa N”

  1. câu 4 :

    Đồng bằng sông Cửu Long có thế mạnh phát triển nghề nuôi trồng và đánh bắt thủy sản do:

    + Tiếp giáp vùng biển rộng có nguồn lợi hải sản phong phú, có ngư trường trọng điểm Cà Mau – Kiên Giang.

    + Bờ biển dài (hơn 700 km) có nhiều cửa sông, bãi triều, rừng ngập mặn thích hợp cho việc nuôi trồng thủy sản nước lợ, nước mặn. Nội địa có nhiều mặt nước của sông rạch, ao, hồ thích hợp để nuôi thủy sản nước ngọt.

    + Khí hậu cận xích đạo, thời tiết ít biến động thuận lợi để nuôi trồng, đánh bắt quanh năm.

    + Lũ hàng năm ở sông Mê Công đem lại nguồn lợi thủy sản nước ngọt to lớn.

    + Nguồn thủy sản tự nhiên phong phú, đa dạng: tôm, cá, cua biển, nghêu, sò huyết…

    + Nguồn thức ăn khá dồi dào từ trồng trọt, chăn nuôi.

    + Nguồn lao động đông và năng động, dân cư có truyền thống, nhiều kinh nghiệm nuôi trồng, đánh bắt, chế biến thủy sản.

    câu 5 :

     Ý nghĩa của việc sản xuất lương thực ở đồng bằng sông Hồng

    + Đảm bảo nhu cầu lương thực cho nhân dân của vùng, góp phần đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và xuất khẩu.

    + Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi (lương thực hoa màu), góp phần đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp.

    + Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm.

    + Giải quyết việc làm cho lao động, sử dụng hợp lí tài nguyên (đất trồng, nguồn nước…)

    câu 6:

    – Nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của nông sản, tăng khả năng xuất khẩu, đem lại nguồn thu lớn.

    – Góp phần sử dụng và bảo quản sản phẩm lâu dài hơn, đa dạng hóa sản phẩm lương thực, thực phẩm.

    – Giải quyết đầu ra ổn định cho nông sản, tạo điều kiện đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa và chuyên môn hóa.

    – Làm cho nền nông nghiệp của vùng tiến dần tới mô hình sản xuất liên kết nông, công nghiệp. Đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

    Bình luận

Viết một bình luận