Caau1 ;Trình bày tiình hình kinh tế , văn hóa Chăm -pa tư thê kỉ II đến thế kỉ X
Câu 2 : Em có nhận xét gì về kế hoạch đánh giặc của Ngô Quyền ? Nhà sử học Lê Văn Hưu đánh giá công lao của Ngô Quyền như thế nào?
Caau1 ;Trình bày tiình hình kinh tế , văn hóa Chăm -pa tư thê kỉ II đến thế kỉ X
Câu 2 : Em có nhận xét gì về kế hoạch đánh giặc của Ngô Quyền ? Nhà sử học Lê Văn Hưu đánh giá công lao của Ngô Quyền như thế nào?
Câu 1:
-Kinh tế
+Nông nghiệp: chủ yếu là lúa nước, ngoài ra còn có các loại cây ăn quả, cây lương thực khác. Sử dụng công cụ bằng sắt và sức kéo trâu bò. Họ đã biết sử dụng guồng nước trong sản xuất
+Các nghề thủ công như: dệt, làm đồ trang sức, vũ khí, đóng gạch và xây dựng,… nghề khai thác lâm thổ sản cũng khá phát triển. Đặc biệt, kĩ thuật xây tháp đạt trình độ cao
-Văn hóa: Từ thế kỉ IV, dân tộc Chăm đã có chữ viết bắt nguồn từ chữ Phạn của Ấn Độ
Câu 2:
Nhận xét:
-Chủ động đón đánh quân xâm lược bằng cách bố trí lực lượng hùng mạnh và xây dựng trận địa bãi cọc ngầm trên sông Bạch Đằng…
-Độc đáo: Lợi dụng thủy triều, xây dựng trận địa bãi cọc ngầm với hàng nghìn cây cọc nhọn…chỉ sử dụng thuyền nhỏ, nhẹ để dễ luồn lách ở bãi cọc. Thuyền địch to, cồng kềnh rất khó khăn khi tìm cách thoát khỏi bãi cọc lúc trước triều xuống…
Nhà sử học Lê Văn Hưu đánh giá công lao của Ngô Quyền: “Tiền Ngô Vương” có thể lấy quân mới nhóm hợp của đất Việt ta mà phá được trăm vạn quân của Lương Hoằng Tháo, mở nước xưng vương, làm cho người phương Bắc không dám sang nữa. Có thể bảo là 1 cơn giận mà yên được dân, mưu cũng giỏi mà đánh cũng giỏi vậy. Tuy chỉ xưng vương, chưa lên ngôi hoàng đế và đổi niên hiệu nhưng mà chính thống của nước Việt ngõ hầu đã nối lại được
câu 1
* Kinh tế:
– Nông nghiệp:
+ Sử dụng công cụ bằng sắt, sức kéo trâu bò trong sản xuất.
+ Trồng lúa 2 vụ, làm ruộng bậc thang, trồng cây ăn quả…
+ Chăn nuôi, đánh cá, khai thác rừng.
– Thủ công nghiệp: làm gốm, dệt vải…
– Thương nghiệp: buôn bán với Giao Châu, Trung Quốc, Ấn Độ…
* Văn hoá:
– Chữ viết: Từ thế kỷ IV người Chăm Pa đã có chữ viết riêng, bắt nguồn từ chữ Phạn (Ấn Độ).
– Tôn giáo: Theo đạo Bà La Môn và đạo Phật.
– Tín ngưỡng: Có tục hoả táng người chết, ở nhà sàn và ăn trầu cau.
– Kiến trúc: Có nền kiến trúc đặc sắc, độc đáo như tháp Chăm, đền, tượng, thánh địa Mĩ Sơn.
câu2
**Về kế hoạch đánh giặc của Ngô Quyền :
– Chủ động đón đánh quân xâm lược bằng cách bố trí lực lượng hùng mạnh và xây dựng trận địa bãi cọc ngầm trên sông Bạch Đằng…
– Độc đáo : Lợi dụng thuỷ triều, xây dựng trận địa bãi cọc ngầm với hàng nghìn cây cọc nhọn… chỉ sử dụng thuyền nhỏ, nhẹ để dễ luồn lách ờ bãi cọc.
Thuyền địch to, cồng kềnh rất khó khăn khi tìm cách thoát khỏi bãi cọc lúc nước triều xuống
**Nhà sử học Lê Văn Hưu đánh giá công lao của Ngô Quyền như sau:
– Quân của Ngô Quyền nhỏ mà đánh lại được trăm vạn quân lớn của Lưu Hoằng Tháo.
– Một cơn giận làm yên được dân.
– Mưu giỏi mà đánh cũng giỏi.
– Nối lại được chính thống của nước Việt ngõ hầu.
– Tận dụng được vị trí của sông Bạch Đằng.
– Huy động được dân
dâu gửi
chúc bạn học tốt
xin hay nhất